Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy theo TCVN 7345:2003 như thế nào?

Cho tôi hỏi: Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy theo TCVN 7345:2003 như thế nào? (Câu hỏi của anh Quang - Phan Thiết)

Tài liệu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy có gì?

Trước tiên, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7345:2003 quy định yêu cầu và phương pháp thử đèn chiếu sáng phía trước lắp các đèn sợi đốt phát ra chùm sáng xa và chùm sáng gần của xe máy (sau đây xin phép gọi là đèn chiếu sáng phía trước của xe máy) và những xe được phân loại là xe máy.

Căn cứ theo Mục 4 TCVN 7345:2003, tài liệu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy bao gồm:

- Bản vẽ thể hiện đủ chi tiết để cho phép nhận biết kiểu đèn. Các bản vẽ phải thể hiện hình chiếu phía trước và mặt cắt ngang của đèn cùng với việc thể hiện các rãnh quang học và các lăng kính của kính đèn.

- Bản mô tả kỹ thuật tóm tắt chỉ rõ loại đèn sợi đốt được sử dụng.

Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy theo TCVN 7345 : 2003 như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy theo TCVN 7345:2003 như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy theo TCVN 7345 : 2003 như thế nào?

Theo quy định tại TCVN 7345 2003, yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng phía trước của xe máy được quy định như sau:

[1] Yêu cầu kỹ thuật chung (theo Mục 6 TCVN 7345:2003):

- Mỗi mẫu đèn phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật riêng quy định trong Mục 7 TCVN 7345:2003.

- Đèn phải được thiết kế và chế tạo sao cho trong điều kiện sử dụng bình thường, dù phải chịu tác động của các rung động, vẫn hoạt động tốt và duy trì được những đặc tính quy định trong tiêu chuẩn này.

- Các chi tiết để lắp cố định đèn sợi đốt với gương phản xạ phải được chế tạo sao cho ngay cả khi không nhìn thấy cũng có thể lắp đèn sợi đốt đúng vào vị trí của nó.

[2] Yêu cầu kỹ thuật riêng (theo Mục 7 TCVN 7345:2003):

- Vị trí đúng của kính đèn so với hệ thống quang học phải được đánh dấu rõ ràng và phải được hãm để chống xoay khi sửa chữa bảo dưỡng.

- Khi đo độ rọi của đèn, phải sử dụng một màn đo được quy định trong phụ lục C của tiêu chuẩn này và một đèn sợi đốt chuẩn (loại S4 được qui định trong TCVN 6973:2001) có bóng đèn trơn nhẵn không màu.

- Đèn sợi đốt chuẩn phải được điều chỉnh theo thông lượng sáng chuẩn phù hợp với giá trị được quy định cho đèn sợi đốt trong TCVN 6973:2001.

- Chùm sáng gần phải tạo ra một đường ranh giới đủ nét để có thể thực hiện được việc điều chỉnh đúng. Đường ranh giới phải là đường gần như nằm ngang và có chiều dài đoạn thẳng nằm ngang tối thiểu là ± 900 mm được tại khoảng cách 10 m so với đèn. Khi được thử nghiệm theo phụ lục C của tiêu chuẩn này, đèn phải thoả mãn các yêu cầu được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo TCVN 7345:2003 .

- Đặc tính chùm sáng không được xuất hiện bất cứ sự thay đổi nào theo phương ngang gây ảnh hưởng đến độ nét.

- Độ rọi của màn đo được nêu trong điều 7.2 của tiêu chuẩn này phải được đo bởi máy hấp thụ quang học có diện tích hữu ích nằm trong hình vuông có cạnh 65mm.

+ Nếu định sản xuất đèn chiếu sáng phía trước lắp kính đèn màu thì phải trình thêm hai mẫu kính đèn màu chỉ để thử màu.

+ Nếu kính đèn không thể tách rời thân chính (gương phản xạ được coi là thân chính), chỉ cần quy định khoảng trống để ghi trên kính đèn.

Kính lọc màu và bộ lọc màu của đèn chiếu sáng phía trước của xe máy được quy định ra sao?

Căn cứ theo Mục 8 TCVN 7345:2003, kính lọc màu và bộ lọc màu của đèn chiếu sáng phía trước của xe máy được quy định cụ thể như:

- Các đèn phát ra ánh sáng màu trắng hoặc ánh sáng mầu vàng chọn lọc với đèn sợi đốt có thể được phê duyệt. Khi biểu diễn trong hệ tọa độ 3 màu CIE các đặc điểm về mầu sắc tương ứng đối với kính đèn mầu vàng hoặc các bộ lọc như sau:

- Hệ số truyền sáng phải được xác định bằng cách sử dụng một nguồn sáng có nhiệt độ màu bằng 2854K (tương ứng với nguồn sáng A của Uỷ ban quốc tế về chiếu sáng CIE)

- Bộ lọc phải là một bộ phận của đèn, và phải được lắp vào đèn sao cho người dùng không thể tháo được bằng các dụng cụ thông thường.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại giấy in tài liệu dùng cho lưu trữ dựa trên tính bền và tuổi thọ theo TCVN 14166:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lò đốt chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7380:2004?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Dương Thanh Trúc
922 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào