Sữa đậu nành phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018?
Sữa đậu nành phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018 quy định yêu cầu kỹ thuật:
Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu nguyên liệu
4.1.1 Thành phần chính
a) hạt đậu nành, theo TCVN 4849 (ISO 7555);
b) các sản phẩm protein đậu nành, theo TCVN 11016 (CODEX STAN 175);
c) nước được dùng trong chế biến thực phẩm, theo quy định hiện hành.
4.1.2 Thành phần tùy chọn
a) dầu thực vật, theo TCVN 7597 (CODEX STAN 210);
b) đường, theo TCVN 6958 và TCVN 7270 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212);
c) muối thực phẩm, theo TCVN 3974 (CODEX STAN 150);
d) các loại nguyên liệu khác (ví dụ: vừng, lạc, quả óc chó v.v..), đạt chất lượng dùng trong chế biến thực phẩm.
...
Như vậy, sữa đậu nành phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
(1) Yêu cầu nguyên liệu
- Thành phần chính:
+ Hạt đậu nành, theo TCVN 4849 (ISO 7555);
+ Các sản phẩm protein đậu nành, theo TCVN 11016 (CODEX STAN 175);
+ Nước được dùng trong chế biến thực phẩm, theo quy định hiện hành.
- Thành phần tùy chọn
+ Dầu thực vật, theo TCVN 7597 (CODEX STAN 210);
+ Đường, theo TCVN 6958 và TCVN 7270 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212);
+ Muối thực phẩm, theo TCVN 3974 (CODEX STAN 150);
+ Các loại nguyên liệu khác (ví dụ: vừng, lạc, quả óc chó v.v..), đạt chất lượng dùng trong chế biến thực phẩm.
(2) Yêu cầu cảm quan
- Sản phẩm phải có hương vị, mùi, màu và cấu trúc đặc trưng.
- Không có tạp chất lạ quan sát bằng mắt thường.
(3) Hàm lượng protein
- Sữa đậu nành có hàm lượng protein không nhỏ hơn 2,0 g/100 ml
- Thức uống từ đậu nành có hàm lượng protein từ 0,8 đến dưới 2,0 g/100 ml.
Sữa đậu nành phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018? (Hình từ Internet)
Phương pháp thử nào dùng để xác định chất lượng sữa đậu nành?
Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018 quy định phương pháp thử:
Phương pháp thử
7.1 Xác định hàm lượng protein
Theo TCVN 8125 (ISO 20483) với hệ số chuyển đổi hàm lượng nitơ thành hàm lượng protein là 6,25 (hàm lượng nitơ tổng số x 6,25).
7.2 Xác định hàm lượng chì
Theo TCVN 7602.
7.3 Xác định hàm lượng asen vô cơ
Theo TCVN 12346 (EN 16802).
7.4 Xác định vi sinh vật tổng số
Theo TCVN 4884-1 (ISO 4833-1) hoặc TCVN 4884-2 (ISO 4833-2).
7.5 Xác định coliform
Theo TCVN 4882 (ISO 4831).
7.6 Xác định nấm men, nấm mốc
TheoTCVN 8275-1 (ISO 21527-1).
Như vậy, để xác định chất lượng sữa đậu nành thì dùng các phương pháp thử sau:
- Xác định hàm lượng protein: Theo TCVN 8125 (ISO 20483) với hệ số chuyển đổi hàm lượng nitơ thành hàm lượng protein là 6,25 (hàm lượng nitơ tổng số x 6,25).
- Xác định hàm lượng chì: Theo TCVN 7602.
- Xác định hàm lượng asen vô cơ: Theo TCVN 12346 (EN 16802).
- Xác định vi sinh vật tổng số: Theo TCVN 4884-1 (ISO 4833-1) hoặc TCVN 4884-2 (ISO 4833-2).
- Xác định coliform: Theo TCVN 4882 (ISO 4831).
- Xác định nấm men, nấm mốc: Theo TCVN 8275-1 (ISO 21527-1).
Bao gói, bảo quản và vận chuyển sữa đậu nành thì phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018?
Căn cứ Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018 quy định bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển:
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
8.1 Bao gói
Sản phẩm phải chứa trong các dụng cụ khô, sạch, có nắp đậy kín. Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của người sử dụng.
8.2 Ghi nhãn
Sản phẩm được ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Tên sản phẩm phải phù hợp với Điều 3. Có thể sử dụng tên khác theo quy định tại nước bán sản phẩm và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
8.3 Bảo quản
Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, tránh ánh nắng trực tiếp.
8.4 Vận chuyển
Sản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, hợp vệ sinh.
Như vậy, bao gói, bảo quản và vận chuyển sữa đậu nành thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Bao gói
- Sản phẩm phải chứa trong các dụng cụ khô, sạch, có nắp đậy kín.
- Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của người sử dụng.
(2) Ghi nhãn
- Sản phẩm được ghi nhãn theo quy định hiện hành.
- Tên sản phẩm phải phù hợp với quy định.
- Có thể sử dụng tên khác theo quy định tại nước bán sản phẩm và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
(3) Bảo quản
- Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, tránh ánh nắng trực tiếp.
(4) Vận chuyển
- Sản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, hợp vệ sinh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Các nội dung cần đảm bảo để định hướng chương trình thanh tra là gì?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?