Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để xử lý?
- Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để xử lý?
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có phải bồi thường thiệt hại không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để xử lý?
Căn cứ theo Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó:
a) Thu giữ;
b) Kê biên;
c) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
d) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo đó, khi hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để xử lý:
- Thu giữ;
- Kê biên;
- Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
- Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
Ngoài ra, các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để xử lý? (Hình từ Internet)
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có phải bồi thường thiệt hại không?
Theo Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật này bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;
b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
- Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó.
- Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Căn cứ theo Điều 209 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm o khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về việc huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng.
2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét để trả lại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có căn cứ xác đáng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án buộc người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.
Theo đó, Tòa án là một trong những cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng.
Việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét để trả lại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoản bảo đảm.
Khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có căn cứ xác đáng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án buộc người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.
Trân trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?