Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?

Cho tôi hỏi Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO? (Câu hỏi của anh Tân - Hải Phòng)

Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?

Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007 cụ thể là vào ngày 11/1/2007. Lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Theo đó, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO.

Mặt khác, WTO (viết tắt của World Trade Organization) là Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập vào ngày 15/04/1994. WTO được thành lập nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

Tính đến thời điểm hiện tại năm 2023, WTO bao gồm 164 thành viên trên tổng số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. WTO có chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO.

- Diễn đàn đàm phán về thương mại.

- Giải quyết các tranh chấp về thương mại.

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia.

- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

 Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?

Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO? (Hình từ Internet)

Chính phủ có trách nhiệm như thế nào khi Việt Nam gia nhập WTO?

Căn cứ theo Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11, khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trong pha:

- Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, nhưng chưa được ghi trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới;

- Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, Chính phủ tiến hành các thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chính phủ phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan ở trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của nhân dân cả nước

Nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam với WTO như thế nào?

Theo Phụ lục được ban hành kèm theo, nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam với WTO được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 như sau:

Việc áp dụng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 102/2020/QH14, việc áp dụng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được thực hiện như sau:

- Áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết 102/2020/QH14.

- Áp dụng các quy định của Hiệp định tại Phụ lục 3 kèm theo Nghị quyết 102/2020/QH14 cho đến ngày Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 có hiệu lực thi hành;

- Áp dụng Hiệp định với Vương quốc Anh trong thời gian từ ngày Hiệp định có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020 (có thể gia hạn đến 24 tháng theo thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu về việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu).

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
13/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 13 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Củng mạc là gì? Chức năng của củng mạc là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trận Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh có tật khúc xạ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay là gì? Tật khúc xạ ở trẻ em thường là do đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh lý viêm kết mạc do tác nhân nào gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là ngày bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường TP Đà Nẵng năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
44,614 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào