Các trường hợp nào người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được miễn trách nhiệm kỷ luật?
- Các trường hợp nào người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được miễn trách nhiệm kỷ luật?
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
- Người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật không?
Các trường hợp nào người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
....
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định; trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
c) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành nhiệm vụ;
d) Có hành vi vi phạm nhưng đã qua đời.
Như vậy, các trường hợp người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được miễn trách nhiệm kỷ luật gồm có:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định;
Lưu ý: Trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành nhiệm vụ;
- Có hành vi vi phạm nhưng đã qua đời.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 68 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.
2. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua kết quả bỏ phiếu kín và phải được đa số thành viên Hội đồng kỷ luật tán thành.
3. Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được ghi biên bản ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
4. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
- Hội đồng kỷ luật họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.
- Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua kết quả bỏ phiếu kín và phải được đa số thành viên Hội đồng kỷ luật tán thành.
- Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được ghi biên bản ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
- Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật không?
Căn cứ quy định Điều 71 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về khiếu nại như sau:
Khiếu nại
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc nào?
- Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mẫu biên bản mã hóa mẫu sản phẩm, hàng hóa trong quá trình kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?