Rửa tiền là gì? Việt Nam hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền trong các nội dung nào?
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền luôn là một vấn đề nhức nhối, trong xã hội và để hiểu được rửa tiền là gì có thể tham khảo nội dung sau:
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 giải thích về rửa tiền như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
2. Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
...
Qua đó có thể hiểu rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản có được do hành vi phạm tội. Thông thường, rửa tiền sẽ được thực hiện thông qua quá trình sau:
Giai đoạn 1: Sắp đặt (Placement): Đây là giai đoạn thu xếp một nơi để đưa tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính. Giai đoạn này nhằm giúp tội phạm giảm lượng lớn tiền mặt đang nắm giữ và biến đổi lượng tiền bất hợp pháp trở nên hợp pháp.
Giai đoạn 2: Tách rời (Layering): Đây là giai đoạn chia nhỏ tài sản bất hợp pháp thành nhiều khoản nhỏ và chuyển đổi chúng qua nhiều tài khoản khác nhau. Giai đoạn này nhằm làm cho quá trình truy tìm nguồn gốc của tài sản trở nên khó khăn hơn.
Giai đoạn 3: Tái hợp nhất (Integration): Đây là giai đoạn đưa tài sản bất hợp pháp trở lại hệ thống tài chính dưới dạng tài sản hợp pháp. Giai đoạn này nhằm sử dụng tài sản bất hợp pháp để thực hiện các giao dịch hợp pháp.
Rửa tiền là gì? Việt Nam hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền trong các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Những nội dung hợp tác quốc tế giữa Việt nam và các nước về phòng chống rửa tiền là gì?
Theo Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền như sau:
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:
a) Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
b) Thực hiện tương trợ tư pháp;
c) Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
d) Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
đ) Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Việt Nam và các nước khác trên thế giới có hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền trên các phương diện sau:
- Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
- Thực hiện tương trợ tư pháp;
- Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
- Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
- Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như sau:
Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm:
[1] Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
[2] Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
- Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
- Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
[3] Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?