Các yếu tố nào cấu thành tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự?

Các yếu tố nào cấu thành tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự? Người phạm tội rửa tiền bị phạt bao nhiêu năm tù?

Các yếu tố nào cấu thành tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự?

Rửa tiền, hay còn gọi là chuyển đổi tài sản bất hợp pháp, là hành vi nhằm biến đổi tài sản có nguồn gốc từ hoạt động phạm tội thành tài sản hợp pháp.

Nói cách khác, rửa tiền là che giấu hoặc hợp pháp hóa nguồn gốc của tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp như ma túy, buôn bán vũ khí, tham nhũng, lừa đảo,...

Tội rửa tiền là một tội độc lập thuộc những tội khác xâm phạm trật tự công cộng được quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Dưới đây là các yếu tố cấu thành tội rửa tiền như sau:

[1] Chủ thể

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự rửa tiền là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Cụ thể như sau:

- Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự.

[2] Khách thể

Khách thể của tội rửa tiền là những mối quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội xâm phạm đến. Cụ thể, khách thể của tội này bao gồm:

- Trật tự an toàn xã hội: Hành vi rửa tiền có thể ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội bằng cách che giấu nguồn gốc của tiền thu được từ các hoạt động phạm tội, tạo điều kiện cho tội phạm phát triển.

- Trật tự quản lý kinh tế: Hành vi rửa tiền có thể gây rối loạn trật tự quản lý kinh tế bằng cách đưa tiền thu được từ các hoạt động phạm tội vào hệ thống tài chính, làm ảnh hưởng đến sự lành mạnh của nền kinh tế.

- Sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác: Hành vi rửa tiền có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác bằng cách sử dụng tiền thu được từ các hoạt động phạm tội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

[3] Khách quan

Mặt khách quan của tội rửa tiền là hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có và tội phạm này luôn gắn liền với hành vi phạm tội khác, nhất là các tội phạm về kinh tế như buôn lậu, kinh doanh trái phép, trốn thuế... các tội phạm về tham nhũng, các tội phạm về ma tuý...

[4] Chủ quan

Mặt chủ quan tội rửa tiền là hành vi được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được đó là tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tiền, tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó.

Mục đích của người phạm tội nhằm hợp pháp hóa tiền, tài sản và là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Rửa tiền là gì? Các yếu tố nào cấu thành tội rửa tiền theo Bộ luật Hình sự?

Các yếu tố nào cấu thành tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)

Người phạm tội rửa tiền bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội rửa tiền:

Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
...

Như vậy, người nào thực hiện một trong các hành vi sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội rửa tiền:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Người phạm tội rửa tiền có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm. Người chuẩn bị phạm tội rửa tiền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản trong việc phòng chống rửa tiền được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản trong việc phòng chống rửa tiền như sau:

- Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.

- Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.

- Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.

- Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

- Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

- Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.

- Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Tội rửa tiền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội rửa tiền
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Rửa tiền là gì? Việt Nam hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền trong các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi nào được xem là dấu hiệu phạm tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Những dấu hiệu đáng ngờ về hành vi rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ sở hữu hưởng lợi là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cần báo cáo nhằm phòng chống hành vi rửa tiền
Hỏi đáp pháp luật
Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cần báo cáo nhằm phòng, chống rửa tiền
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố?
Hỏi đáp pháp luật
Những nội dung trong nội quy của văn phòng công chứng để phòng, chống rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực Phòng chống rửa tiền hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội rửa tiền
Phan Vũ Hiền Mai
3,107 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào