Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy giải ngân để hỗ trợ người dân?
Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy giải ngân để hỗ trợ người dân?
Theo Tiểu mục 4 Mục 1 Nghị quyết 164/NQ-CP năm 2023 để nỗ lực phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay để tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có một số nhiệm vụ khác như:
- Bám sát diễn biến thị trường để tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác, không tạo ra những biến động mạnh, thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân; điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối.
- Tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN, Thông tư 03/2023/TT-NHNN, Thông tư 06/2023/TT-NHNN và các Thông tư đã ban hành để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ hiệu quả các vướng mắc phát sinh trong thực tế về tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
- Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, có giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh tăng, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý các ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ tại điểm d khoản 4 Mục 1 Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023.
Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy giải ngân để hỗ trợ người dân? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước có phải đơn vị quyết định việc sử dụng công cụ thự chiện chính sách tiền tệ quốc gia không?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời tại Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về công cụ thự chiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Người có thẩm quyền quyết định sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Vụ Chính sách tiền tệ.
- Vụ Quản lý ngoại hối.
- Vụ Thanh toán.
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
- Vụ Dự báo, thống kê.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
- Vụ Kiểm toán nội bộ.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tài chính - Kế toán.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Truyền thông.
- Văn phòng.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Phát hành và kho quỹ.
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Cục Quản trị.
- Sở Giao dịch.
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Viện Chiến lược ngân hàng.
- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
- Thời báo Ngân hàng.
- Tạp chí Ngân hàng.
- Học viện Ngân hàng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?