Tổng hợp một số văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự hiện nay?
Bộ luật Hình sự hiện nay đang được áp dụng là Bộ luật năm bao nhiêu?
Ngày 27/11/2015, Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Ngày 20/6/2017, Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, sửa đổi một số nội dung của Bộ luật Hình sự 2015.
Đến nay, Bộ luật Hình sự 2015 vẫn đang có hiệu lực (một số nội dung bị sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) và chưa có văn bản thay thế hoàn toàn.
Tổng hợp một số văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự hiện nay? (Hình từ Internet)
Tổng hợp một số văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015?
Dưới đây là một số văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015:
Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15 về giải thích Khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Công văn 9827/VPCP-CN năm 2019 hướng dẫn quy định của Bộ Luật hình sự về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
...và một số văn bản khác...
Bộ luật Hình sự có áp dụng đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hay không?
Tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
Theo đó, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định (quy định này áp dụng cả những đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam)
- Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?