Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Trong đó, chiếm hữu sẽ bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
*Lưu ý: Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp sau đây:
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu.
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy.
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên.
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Mặt khác, theo Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu không ngay tình có định nghĩa: Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Ngược lại, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
[1] Về nguyên tắc, người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình, cho nên người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu có nghĩa vụ chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
[2] Bên cạnh đó, việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. (theo Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015).
Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì? (Hình từ Internet)
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp như sau:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Chiếm hữu không công khai được quy định ra sao?
Theo quy định Điều 183 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu công khai cụ thể như sau:
Chiếm hữu công khai
1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
Thông qua quy định trên, chiếm hữu không công khai là việc chiếm hữu không được thực hiện một cách minh bạch và giấu diếm. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.
Trân trọng!
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241205/bt_th.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2011%202024/241111/mua_tra_cham.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/25032024/lich.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang3/0319/CO-SO-DAO-TAO-TON-GIAO.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang3/0306/QUYEN-DAN-SU.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang2/20240228/QUYEN-NHAN-THAN.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTNT/thang4/thuc-hien-cong-viec-khong-co-uy-quyen.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang4/0420/NGUOI-DUOC-UY-QUYEN.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/DTT/11102023/chiem-huu.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NTCK/thang-9/ban-cam-ket.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?