Mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam mới nhất 2023?

Cho tôi hỏi về mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam mới nhất 2023?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Điện lực 2004 quy định về hợp đồng mua bán điện có thời hạn như sau:

Hợp đồng mua bán điện có thời hạn
Hợp đồng mua bán điện có thời hạn phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
1. Chủ thể hợp đồng;
2. Mục đích sử dụng;
3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
5. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;
6. Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Thời hạn của hợp đồng;
9. Các nội dung khác do hai bên thoả thuận.
...

Sau đây là mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam có thể tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam tại đây tải về

Mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam mới nhất 2023?

Mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm hợp đồng mau bán điện?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện như sau:

Bên bán điện

- Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành;

- Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn;

- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

Bên mua điện

- Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;

- Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;

- Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;

- Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;

- Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;

- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

Tập đoàn điện lực Việt Nam có thể mua điện của nước ngoài không?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Điện lực 2004 bị sửa đổi và thay thế một số nội dung bởi khoản 12 Điều 1 và điểm d khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định về mua bán điện với nước ngoài như sau:

Mua bán điện với nước ngoài
1. Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
2. Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;
c) Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.
3. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, tại Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam như sau:

Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
...

Theo đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam có thể mua điện của nước ngoài và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;

- Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;

- Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.

Trân trọng!

Hợp đồng mua bán điện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng mua bán điện
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán điện mẫu theo Thông tư 07 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng mua bán điện trước 1/6/2024 có được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như thế nào? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam mới nhất 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng mua bán điện
Chu Tường Vy
1,533 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng mua bán điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào