Các dấu hiệu được xem là rủi ro về hóa đơn và kê khai thuế?
Các dấu hiệu được xem là rủi ro về hóa đơn và kê khai thuế?
Ngày 15/11/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 5255/TCT-TTKT năm 2024 tăng cường ngăn chặn, phòng, chống gian lận hóa đơn điện tử
Theo đó, nhằm tăng cường ngăn chặn việc gian lận hóa đơn để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục thuế các tỉnh tiến hành rà soát danh sách các doanh nghiệp có nghi vấn rủi ro về hóa đơn, về kê khai thuế thông qua các ứng dụng của ngành để xác định doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao cần kiểm tra ngay tại trụ sở cơ quan Thuế hoặc bổ sung vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Trong đó, các dấu hiệu được xem là rủi ro về hóa đơn và kê khai thuế cần lưu ý xem xét một số nội dung sau:
- Ghi nội dung hóa đơn không đúng theo quy định tại khoản 7 Điều 3 và Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Có tờ khai thuế GTGT điều chỉnh, bổ sung nhiều lần
- Rà soát, đối chiếu tính khớp đúng, tính hợp lệ của Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ thuế giữa: Tờ khai bổ sung và Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 và điểm 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Rà soát đối với các hóa đơn sót mà doanh nghiệp chưa kê khai qua nhiều kỳ nhưng nay kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế thì việc kê khai bổ sung thực hiện theo quy định hiện hành.
Các dấu hiệu được xem là rủi ro về hóa đơn và kê khai thuế? (Hình từ Internet)
Việc viết tắt trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung của hóa đơn:
Điều 10. Nội dung của hóa đơn
[...]
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
[...]
Như vậy, hiện hành pháp luật quy định được phép viết tắt trên hóa đơn điện tử các từ sau:
- "Phường" thành "P"
- "Quận" thành "Q"
- "Thành phố" thành "TP"
- "Việt Nam" thành "VN"
- "Cổ phần" là "CP"
- "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH"
- "khu công nghiệp" thành "KCN"
- "sản xuất" thành "SX"
- "Chi nhánh" thành "CN"
Lưu ý: Khi viết tắt phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được biết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và các chữ phải viết liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Trong trường hợp viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai (khoản 13 Điều 8 Luật Kế toán 2015)
Nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử:
Điều 44. Nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
2. Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
3. Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.
Theo đó, nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử quy định như sau:
- Được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác;
- Được áp dụng để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
- Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin;
- Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?