Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội?
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội?
Ngày 21/09/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tư an toàn giao thông trong tình hình mới.
Theo đó, đối với yêu cầu của Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023, Chính phủ có đề cập việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cấp chính quyền là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chính phủ yêu cầu thực hiện các nội dung như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp Nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về giao thông thống nhất, thông suốt, hiệu quả.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội? (Hình từ Internet)
Các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
4. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
.....
Thông qua quy định trên, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an tiến hành.
Ngoài ra, Bộ Công an còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
Nhà nước quản lý giao thông đường bộ thông qua các nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 84 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, nhà nước quản lý giao thông đường bộ thông qua các nội dung sau đây:
[1] Xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ.
[2] Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ.
[3] Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
[4] Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
[5] Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.
[6] Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
[7] Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ.
[8] Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ.
[9] Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
[10] Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?