Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BTNMT về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BTNMT về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm?
- Yêu cầu về kỹ thuật đối với việc quản lý chất thải sau khi xử lý theo QCVN 55:2013/BTNMT?
- Phương pháp xác định hiệu quả xử lý của thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm sử dụng vi sinh vật chỉ thị thực hiện như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BTNMT về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm?
QCVN 55:2013/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 57/2013/TT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2013.
QCVN 55:2013/BTNMT quy định các yêu cầu về tính năng kỹ thuật và môi trường đối với các thiết bị hấp để xử lý chất thải y tế lây nhiễm áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (phân phối) và sử dụng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm; các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Một số từ ngữ được sử dụng trong QCVN 55:2013/BTNMT là:
(1) Chất thải y tế lây nhiễm: Là chất thải có tính chất lây nhiễm phát sinh từ hoạt động y tế được phân loại theo quy định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT và Quyết định 43/2007/QĐ-BYT.
(2) Thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm: Là thiết bị xử lý khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm bằng cách sử dụng nhiệt độ phù hợp mà không làm cháy chất thải trong một khoảng thời gian nhất định để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh sinh học.
Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 55:2013/BTNMT yêu cầu về tính năng kỹ thuật của thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm như sau:
- Tính năng kỹ thuật xử lý khử khuẩn của thiết bị hấp phải được thiết kế theo nguyên lý sử dụng hơi nước để tạo áp suất và nhiệt độ phù hợp.
- Trong quá trình vận hành để xử lý chất thải y tế lây nhiễm (không tính giai đoạn hút tạo chân không), các thông số kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất và thời gian) của thiết bị hấp không được thấp hơn giá trị tối thiểu quy định tại bảng sau:
- Thiết bị hấp phải được lắp đặt hệ thống van để xả khí từ bên trong buồng hấp ra ngoài trước khi lấy chất thải ra ngoài sau xử lý.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BTNMT về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm? (hình từ Internet)
Yêu cầu về kỹ thuật đối với việc quản lý chất thải sau khi xử lý theo QCVN 55:2013/BTNMT?
Theo Mục 2 QCVN 55:2013/BTNMT quy định kỹ thuật đối với thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm như sau:
(1) Yêu cầu về hiệu quả xử lý
Hiệu quả xử lý khử khuẩn chất thải của thiết bị hấp phải tương đương với hiệu quả tiêu diệt một trong các vi sinh vật chỉ thị sau:
- Trường hợp sử dụng vi sinh vật chỉ thị là Mycobacterium phlei hoặc Mycobacterium bovis, hiệu quả tiêu diệt phải đạt tối thiểu là 99,9999% (6 log 10 reduction).
- Trường hợp sử dụng vi sinh vật chỉ thị là bào tử kháng nhiệt Geobacillus stearothermophilus hoặc Bacillus atrophaeus, hiệu quả tiêu diệt phải đạt tối thiểu là 99,99% (4 log 10 reduction).
(2) Quản lý chất thải sau xử lý
Chất thải y tế lây nhiễm sau khi được xử lý bằng thiết bị hấp đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này được quản lý như đối với chất thải thông thường. Chất thải giải phẫu sau xử lý phải được cắt, nghiền nhỏ trong trường hợp chôn lấp chung với chất thải khác tại bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
(3) Quản lý nước thải
Nước thải phát sinh từ quá trình xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng thiết bị hấp (nếu có) chỉ được xả ra môi trường khi đạt QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
(4) Quản lý khí thải
Khí thải phát sinh từ quá trình xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng thiết bị hấp (nếu có) chỉ được xả ra môi trường khi đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Phương pháp xác định hiệu quả xử lý của thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm sử dụng vi sinh vật chỉ thị thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 55:2013/BTNMT quy định phương pháp xác định hiệu quả xử lý của thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm sử dụng vi sinh vật chỉ thị thực hiện như sau:
Đặt 03 ống nghiệm có chứa vi sinh vật chỉ thị ở 03 vị trí khác nhau trong buồng hấp, bao gồm cả vị trí giữa khối chất thải hoặc khu vực có nhiệt độ và áp suất thấp nhất của buồng hấp.
Vận hành thiết bị hấp ở công suất tối đa trong điều kiện thời gian, nhiệt độ và áp suất quy định tại Bảng Giá trị tối thiểu của các thông số kỹ thuật của thiết bị hấp.
Sau khi kết thúc quá trình vận hành, lấy 03 ống nghiệm chứa các vi sinh vật chỉ thị nêu trên đem đi nuôi cấy. Việc nuôi cấy được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc có thể thực hiện bằng các thiết bị nuôi cấy khác do các nhà sản xuất thiết bị cung cấp.
Hiệu quả xử lý của thiết bị hấp được xác định đạt yêu cầu khi vi sinh vật chỉ thị trong các ống nghiệm trên không sống sót và phát triển trở lại (bị tiêu diệt hoàn toàn) sau khi nuôi cấy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?