Gia súc gia cầm đi lạc có được giữ lại nuôi không?
Gia súc gia cầm đi lạc có được giữ lại nuôi không?
Đầu tiên, tại Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc cụ thể như sau:
Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Đồng thời, theo Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc cụ thể như sau:
Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Như vậy, đối với việc gia súc gia cầm đi lạc sẽ được giữ lại nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Đối với gia súc:
- Người giữ gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người đang giữ.
Đối với gia cầm:
- Người giữ gia cầm phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại.
- Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người đang giữ.
Gia súc gia cầm đi lạc có được giữ lại nuôi không? (Hình từ Internet)
Gia súc gia cầm nào thuộc diện phải kiểm dịch động vật trên cạn?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì gia súc gia cầm là những con được quy định tại Phụ lục 1 danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT có quy định về một số loại gia súc như sau:
ĐỘNG VẬT
1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
2. Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
3. Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động vật thí nghiệm khác.
4. Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.
5. Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.
Theo đó, gia súc gia cầm thuộc diện phải kiểm dịch động vật trên cạn bao gồm như sau:
Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
Bắt được gia súc gia cầm đi lạc không trả bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Theo đó, người có hành vi bắt được gia súc gia cầm đi lạc không trả sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Đồng thời, buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi bắt giữ gia súc gia cầm của người khác. (Theo điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp hai lần cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?