Tiêu chuẩn diện tích xây dựng trường tiểu học quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn diện tích xây dựng trường tiểu học quy định như thế nào?
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8793:2011 về trường tiểu học - yêu cầu thiết kế kèm theo Quyết định 2585/QĐ-BKHCN năm 2011.
Theo Mục 4 TCVN 8793:2011 thì tiêu chuẩn diện tích xây dựng trường tiểu học được quy định như sau:
(1) Trường tiểu học bao gồm các khối chức năng sau :
- Khối phòng học;
- Khối phòng phục vụ học tập;
- Khối phòng hành chính quản trị;
- Khu sân chơi, bãi tập;
- Khu vệ sinh;
- Khu để xe.
- Khối phục vụ sinh hoạt (nếu có).
(2) Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường tiểu học cần đảm bảo quy định sau:
- Khối phòng học cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên; đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây;
- Khối phòng học phải được bố trí riêng biệt và ngăn cách với các khu chức năng khác bằng dải cây xanh;
- Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý.
(3) Diện tích sử dụng đất được quy định như sau:
- Diện tích xây dựng công trình: không quá 40 %;
- Diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập): không nhỏ hơn 40%;
- Diện tích giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20 %.
Lưu ý:
- Trường hợp khu đất xây dựng trường học tiếp giáp với công viên, vườn hoa thì cho phép giảm 10 % diện tích cây xanh trong trường.
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện tích xây dựng công trình nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Trường tiểu học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Trường hợp thiết kế trên 3 tầng cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
Lưu ý:
- Không được bố trí các phòng học cho học sinh lớp 1 ở tầng trên cùng.
- Đối với các trường không đủ tiêu chuẩn diện tích đất cho phép tăng chiều cao công trình nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt.
(5) Các sân tập thể thao phải bố trí cách cửa sổ phòng học không nhỏ hơn 15m và có ngăn cách bằng dải cây xanh.
(6) Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.
(7) Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về quy hoạch xây dựng
Tiêu chuẩn diện tích xây dựng trường tiểu học quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về thiết kế đối với khối phòng học khi xây dựng trường tiểu học như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 8793:2011 thì yêu cầu về thiết kế khối phòng học của trường tiểu học là:
(1) Số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng. Diện tích phòng học được xác định trên cơ sở chỉ tiêu diện tích cho một học sinh. Số học sinh và diện tích tối thiểu cần sắp đặt các phương tiện và thiết bị dạy học.
Đối với các trường có điều kiện, có thể bố trí phòng học tiếng Anh, phòng học tin học riêng.
(2) Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh về vệ sinh trường học. Đảm bảo tiếp cận cho học sinh khuyết tật học tập.
Chiều rộng phòng học không lớn hơn 7,2 m nếu lấy ánh sáng ở một phía.
(3) Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,25 m2/học sinh.
(4) Kích thước bàn ghế phù hợp với quy định trong TCVN 7490. Chiều cao bàn dành cho học sinh khuyết tật không lớn hơn 600 mm; chiều cao ghế không lớn hơn 350 mm.
(5) Bố trí bàn ghế trong phòng học phù hợp với TCVN 7491.
Lưu ý:
- Chỗ ngồi cho học sinh khuyết tật nên bố trí ở phía trên, gần cửa ra vào phòng học.
- Hệ thống trang thiết bị phải phù hợp với tầm với của học sinh khuyết tật: tầm với đứng tối đa là 1,0 m; tầm với tối đa phía trước có vật cản là 0,2 m; tầm với ngang sang hai bên không có vật cản là 0,4 m.
- Trong phòng học có học sinh khuyết tật không nên bố trí bục giảng.
(6) Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới bảng từ không nhỏ hơn 0,65 m và không lớn hơn 0,8 m.
Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật. Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,4 m.
(7) Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp.
(8) Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang.
Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m.
Bếp nấu ăn của trường tiểu học cần đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ theo tiết 5.7.3 Tiểu mục 5.7 Mục 5 TCVN 8793:2011 thì yêu cầu về thiết kế bếp nấu ăn của trường tiểu học như sau:
- Độc lập với khối phòng học và khối phòng phục vụ học tập;
- Dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh;
- Tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/học sinh đến 0,35 m2/học sinh;
- Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn;
- Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với phòng ăn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?