Các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học cập nhật mới nhất năm 2024?
Các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học cập nhật mới nhất năm 2024?
Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT quy định các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học cập nhật mới nhất năm 2024:
1. Phẩm chất nghề nghiệp
QLPT 01 Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay
QLPT 02 Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục
QLPT 03 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT
2. Quản trị nhà trường
QLPT 04 Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
QLPT 05 Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường
QLPT 06 Quản trị nhân sự trong nhà trường
QLPT 07 Quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường
QLPT 08 Quản trị tài chính trong nhà trường
QLPT 09 Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường
QLPT 10 Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường
3. Xây dựng môi trường giáo dục
QLPT 11 Xây dựng văn hóa nhà trường
QLPT 12 Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường
QLPT 13 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội
QLPT 14 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
QLPT 15 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
QLPT 16 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường
5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
QLPT 17 Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường
QLPT 18 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường
Các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học cập nhật mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt của các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt của các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học như sau:
1. Phẩm chất nghề nghiệp
QLPT 01 Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay
- Nêu được các nội dung của phẩm chất nghề nghiệp; phân tích được các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay gắn với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản trị nhà trường;
- Xây dựng được kế hoạch hành động của bản thân về rèn luyện đạo đức; xây dựng được các quy định về đạo đức nghề nghiệp và tổ chức, thực hiện hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường;
- Hỗ trợ đồng nghiệp về rèn luyện đạo đức và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.
QLPT 02 Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Phân tích được những vấn đề chung và yêu cầu, nội dung cơ bản về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục;
- Vận dụng được những yêu cầu, nội dung quản trị trong bối cảnh đổi mới giáo dục để quản trị nhà trường (hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường);
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
QLPT 03 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT
- Xác định được các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cần phát triển của bản thân;
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
2. Quản trị nhà trường
QLPT 04 Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
- Phân tích được nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường;
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.
QLPT 05 Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường
- Xác định được các nội dung cơ bản về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường;
- Tổ chức xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy học và giáo dục trong nhà trường (dạy học các môn học, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, hoạt động trải nghiệm (đối với cấp tiểu học)/ trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông), giáo dục hòa nhập, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giảm thiểu rủi ro và ứng phó các tình huống khẩn cấp...);
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.
QLPT 06 Quản trị nhân sự trong nhà trường
- Phân tích được các nội dung cơ bản về nhân sự và quản trị nhân sự trong nhà trường;
- Xây dựng được bộ công cụ quản lý nhân sự (nội quy, quy chế, phân công nhiệm vụ...); lập kế hoạch và triển khai hiệu quả việc tham mưu công tác tuyển dụng; thực hiện chế độ chính sách (sử dụng, đánh giá, sàng lọc, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật) đối với giáo viên, nhân viên nhà trường; tạo được động lực, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; kịp thời và giải quyết được các vấn đề bức xúc, vướng mắc và tình huống mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện quản trị nhân sự trong nhà trường.
QLPT 07 Quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường
- Phân tích được đặc điểm tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính (tham mưu/ban hành văn bản, hội họp, văn thư, lưu trữ,...); các quy định hiện hành về hoạt động văn thư, lưu trữ trong nhà trường; nội dung, quy trình tổ chức cuộc họp, sự kiện giáo dục; cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường;
- Xây dựng được bộ công cụ quản lý tổ chức, hành chính (quy định, quy chế, quyết định,...) trong nhà trường; sắp xếp bộ máy đảm bảo phù hợp, tinh gọn; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị tổ chức, hành chính;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.
QLPT 08 Quản trị tài chính trong nhà trường
- Phân tích được hoạt động quản trị tài chính trong nhà trường (quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán ngân sách; quản lý thu, chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính; công khai tài chính...) và quản trị tài chính theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản trị tài chính nhà trường theo đúng quy định, hiệu quả; huy động tốt các nguồn lực phục vụ nâng cao kết quả dạy học, giáo dục học sinh;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính nhà trường theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.
QLPT 09 Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường
- Phân tích được các quy định về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Vận dụng được các biện pháp để xây dựng triển khai kế hoạch, huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh đúng quy định, hiệu quả;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.
QLPT 10 Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường
- Phân tích được các quy định hiện hành về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường; các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Tổ chức xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng giáo dục và đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng, phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3. Xây dựng môi trường giáo dục
QLPT 11 Xây dựng văn hóa nhà trường
- Phân tích được mục đích, nội dung, yêu cầu về xây dựng văn hóa nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện (xây dựng hành động, thói quen, hành vi; môi trường cảm xúc, chia sẻ vai trò của mọi thành viên; hình thành và củng cố văn hóa nhà trường) và truyền thông, quảng bá hiệu quả hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng văn hóa nhà trường.
QLPT 12 Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường
- Phân tích được các nội dung cơ bản về dân chủ trong nhà trường; nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy chế dân chủ và tạo lập được môi trường dân chủ trong nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
QLPT 13 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
- Phân tích được quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn, bạo lực học đường; mục tiêu, nội dung, yêu cầu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động và truyền thông về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội
QLPT 14 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
QLPT 15 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
QLPT 16 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường
- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường.
5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
QLPT 17 Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường
- Phân tích được các yêu cầu xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ gắn với thực tiễn nhà trường, địa phương và tìm ra những nhân tố tích cực trong nhà trường về phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường; tạo lập được môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.
QLPT 18 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường
- Phân tích được vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường; tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp để tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý tiểu học là bao lâu?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT quy định thời lượng bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý tiểu học như sau:
(1) Mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng cụ thể như sau:
- Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 03: 1 tuần/năm học (40 tiết/năm học);
(2) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 03 của mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm học);
(3) Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng 03, cán bộ quản lý cơ sở GDPT tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm học, đảm bảo thời lượng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cách điền 2024?
- Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập phương tiện thiết bị dán nhãn năng lượng mới nhất 2024?
- 07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?
- Từ 01/01/2025, thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là khi nào?
- Giá trị giới hạn các thông số và hàm lượng các chất có trong nước thải đô thị theo TCXD 188:1996?