Năm 2024, nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?
Năm 2024, nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cụ thể như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy khi người lao động kết hôn được nghỉ việc riêng 03 ngày mà vẫn hưởng nguyên lương, đồng thời phải thông báo với người sử dụng lao động.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tuy nhiên, đối với trường hợp năm 2024, người lao động nghỉ cưới vào ngày lễ. Hiện nay, Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện nay chưa có quy định về việc nghỉ việc riêng của người lao động trùng vào ngày nghỉ lễ thì có được nghỉ bù hay không.
Mà chỉ có quy định về việc các ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Do đó, từ những căn cứ trên có nói nói nếu nghỉ cưới vào ngày lễ thì sẽ không được nghỉ bù vào ngày sau đó.
Tuy nhiên nếu sau khi kết hôn, người lao động muốn nghỉ thêm vẫn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ phép (nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương) hoặc thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương.
Năm 2024, nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không? (Hình từ Internet)
Các ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương gồm những ngày nào?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương gồm những ngày sau đây:
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ đối với Tết Âm lịch và ngày nghỉ Lễ Quốc khánh theo từng năm.
Nghỉ cưới thì ai là người trả lương?
Đầu tiên, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 đã trích tại mục 1 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Đồng thời, tai Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác cụ thể như sau:
Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động nghỉ cưới sẽ là 03 ngày mà vẫn hưởng nguyên lương, đồng thời phải thông báo với người sử dụng lao động.
Mặt khác, đây là một trong những ngày nghỉ theo Bộ luật Lao động 2019 định nên tiền lương nghỉ kết hôn sẽ do doanh nghiệp chi trả theo hợp đồng lao động. Mức chi trả ở đây là 03 ngày làm việc bình thường.
Do đó, khi người lao động nghỉ cưới vẫn được hưởng nguyên lương và tiền lương này là do người sử dụng lao động chi trả chứ không phải là do bên bảo hiểm xã hội chi trả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ việc riêng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?