Điều kiện lắp đặt tủ điện theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 để đóng cắt và điều khiển hạ áp như thế nào?

Cho hỏi: Điều kiện lắp đặt tủ điện theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 để đóng cắt và điều khiển hạ áp như thế nào? Câu hỏi của anh Luật (Quảng Bình)

Điều kiện lắp đặt tủ điện theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 để đóng cắt và điều khiển hạ áp như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 2.5 Mục 2 Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) quy định về điều kiện lắp đặt tủ điện cụ thể như sau:

Định nghĩa
...
2.5 Điều kiện lắp đặt tủ điện
2.5.1
Tủ điện lắp đặt trong nhà (assembly for indoor installation)
Tủ điện được thiết kế để sử dụng ở các vị trí đáp ứng các điều kiện vận hành bình thường để sử dụng trong nhà như qui định trong 6.1 của tiêu chuẩn này.
2.5.2
Tủ điện lắp đặt ngoài trời (assembly for outdoor installation)
Tủ điện được thiết kế để sử dụng trong các điều kiện vận hành bình thường để sử dụng ngoài trời như qui định trong 6.1 của tiêu chuẩn này.
2.5.3
Tủ điện đặt tĩnh tại (stationary assembly)
Tủ điện được thiết kế để lắp cố định vào vị trí lắp đặt của nó, ví dụ như trên sàn hoặc trên tường, và được sử dụng tại vị trí đó.
2.5.4
Tủ điện di động (movable assembly)
Tủ điện được thiết kế sao cho có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí sử dụng này sang vị trí sử dụng khác.
...

Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện lắp đặt tủ điện để đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 như sau:

Tủ điện lắp đặt trong nhà: Được thiết kế để sử dụng ở các vị trí đáp ứng các điều kiện vận hành bình thường để sử dụng trong nhà như quy định trong 6.1 Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004).

- Tủ điện lắp đặt ngoài trời: Được thiết kế để sử dụng trong các điều kiện vận hành bình thường để sử dụng ngoài trời như qui định trong 6.1 Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004).

- Tủ điện đặt tĩnh tại: Được thiết kế để lắp cố định vào vị trí lắp đặt của nó, ví dụ như trên sàn hoặc trên tường, và được sử dụng tại vị trí đó.

- Tủ điện di động: Được thiết kế sao cho có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí sử dụng này sang vị trí sử dụng khác.

Điều kiện lắp đặt tủ điện theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 để đóng cắt và điều khiển hạ áp như thế nào?

Điều kiện lắp đặt tủ điện theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 để đóng cắt và điều khiển hạ áp như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân loại tủ điện để đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 dựa trên các tiêu chí nào?

Theo quy định tại Mục 3 Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) quy định về việc phân loại tủ điện cụ thể như sau:

Phân loại tủ điện
Tủ điện được phân loại theo:
- thiết kế bên ngoài (xem 2.3);
Địa điểm lắp đặt (xem 2.5.1 và 2.5.2);
- điều kiện lắp đặt liên quan đến tính cơ động (xem 2.5.3 và 2.5.4);
- cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (xem 7.2.1);
- loại vỏ tủ;
- phương pháp lắp, ví dụ, các bộ phận được lắp cố định hoặc các bộ phận có thể tháo ra được (xem 7.6.3 và 7.6.4);
- biện pháp bảo vệ con người (xem 7.4);
- dạng phân cách bên trong (xem 7.7);
- loại mạch nối điện của khối chức năng (xem 7.11).

Như vậy, theo quy định trên thì việc phân loại tủ điện để đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 dựa trên các tiêu chí sau đây:

- Thiết kế bên ngoài.

- Địa điểm lắp đặt.

- Điều kiện lắp đặt liên quan đến tính cơ động.

- Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài.

- Loại vỏ tủ.

- Phương pháp lắp, ví dụ, các bộ phận được lắp cố định hoặc các bộ phận có thể tháo ra được.

- Biện pháp bảo vệ con người.

- Dạng phân cách bên trong.

- Loại mạch nối điện của khối chức năng.

Các thông tin cần nêu liên quan đến tủ điện để đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 Tiêu Chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) quy định về các thông tin cần nêu liên quan đến tủ điện để đóng cắt và điều khiển hạ áp cụ thể như sau:

Tấm thông số

Mỗi tủ điện phải có một hoặc nhiều tấm thông số, được ghi nhãn bền và đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và rõ ràng khi tủ điện đã được lắp đặt.

Các thông tin quy định phải được ghi trên tấm thông số.

Các thông tin nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải được nêu hoặc trên tấm thông số hoặc trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo:

- Tên của nhà chế tạo hoặc thương hiệu;

CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo được hiểu là đơn vị chịu trách nhiệm với một tủ điện hoàn chỉnh.

- Ký hiệu chủng loại hoặc số nhận biết, hoặc phương tiện nhận biết khác để có thể nhận được các thông tin liên quan từ nhà chế tạo;

- Số hiệu tiêu chuẩn;

- Loại dòng điện (và tần số, trong trường hợp điện xoay chiều);

- Điện áp làm việc danh định (xem 4.1.1);

- Điện áp cách điện danh định (xem 4.1.2);

- Điện áp chịu xung danh định, khi được nhà chế tạo công bố (xem 4.1.3);

- Điện áp danh định của mạch phụ (nếu thuộc đối tượng áp dụng);

- Dòng điện danh định của từng mạch chính (nếu thuộc đối tượng áp dụng, xem 4.2);

- Độ bền chịu ngắn mạch (xem 7.5.2);

- Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (xem 7.2.1);

- Biện pháp bảo vệ chống điện giật (xem 7.4);

- Điều kiện vận hành đối với tủ điện sử dụng trong nhà, ngoài trời hoặc ở nơi đặc biệt, nếu khác với điều kiện vận hành bình thường nêu trong 6.1;

- Độ nhiễm bẩn, khi được nhà chế tạo công bố (xem 6.1.2.3);

- Loại hệ thống nối đất mà tủ được thiết kế;

- Các kích thước (xem Hình C.3 và C.4) theo thứ tự ưu tiên là chiều cao, chiều rộng (hoặc chiều dài) và chiều sâu;

- Khối lượng tủ;

- Dạng phân cách bên trong (xem 7.7);

- Loại mạch nối điện của khối chức năng (xem 7.11);

- Môi trường A và/hoặc B (xem 7.10.1).

Ghi nhãn

- Phải có khả năng nhận biết được các mạch điện riêng rẽ bên trong tủ điện cùng với các thiết bị bảo vệ của chúng.

- Trong trường hợp có ký hiệu cho thiết bị của tủ điện, các ký hiệu này phải tương đồng với các ký hiệu trong IEC 61346-1 và với các ký hiệu trong sơ đồ đi dây, các sơ đồ này phải phù hợp với IEC 61082.

Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo trì

- Nhà chế tạo phải qui định trong tài liệu kỹ thuật hoặc trong catalô các điều kiện, nếu có, đối với lắp đặt, vận hành và bảo trì tủ điện và các thiết bị trong tủ điện.

- Nếu cần thiết, các hướng dẫn về vận chuyển, lắp đặt và vận hành tủ điện phải chỉ ra các biện pháp thực sự quan trọng để lắp đặt, đưa vào hoạt động và vận hành đúng và thích hợp tủ điện.

- Trong trường hợp cần thiết, các tài liệu nói trên phải chỉ ra các khuyến cáo về qui mô và tần suất bảo trì.

- Nếu khó có thể phân định rõ ràng mạch điện khi chỉ dựa vào bố trí thực tế của các trang bị đã lắp trong tủ thì phải cung cấp các thông tin thích hợp, ví dụ như sơ đồ hoặc bảng đi dây.

- Nhà chế tạo tủ điện phải qui định các biện pháp cần thực hiện, nếu có, về tương thích điện từ liên quan đến lắp đặt, vận hành và bảo trì tủ điện.

- Nếu tủ điện được thiết kế riêng trong môi trường A nhưng được sử dụng trong môi trường B thì hướng dẫn vận hành phải có nội dung cảnh báo sau đây:

+ Cảnh báo:

+ Đây là sản phẩm dùng trong môi trường A. Khi sử dụng sản phẩm này trong gia đình, có thể gây ra nhiễu tần số rađiô, khi đó, người sử dụng có thể phải thực hiện các biện pháp thích hợp.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh trang thiết bị y tế theo TCVN 13996:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989 : 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu và kiểm soát chất lượng đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của đèn cài mũ an toàn mỏ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6472:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất bản phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4523:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Trần Cao Kỵ
7,991 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào