Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?

Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018? Chương trình đào tạo về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng từ thực phẩm gồm những gì?

Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng từ thực phẩm theo TCVN 12379:2018?

Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 12379:2018, những yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng từ thực phẩm như sau:

Thứ nhất: Cần tiến hành phân tích mối nguy để xác định các mối nguy ký sinh trùng từ thực phẩm có thể có mặt trong thức ăn chăn nuôi, môi trường sản xuất thực phẩm và có thể làm nhiễm bẩn thực phẩm trong quá trình sản xuất ban đầu.

Việc kiểm soát ký sinh trùng trong quá trình sản xuất ban đầu đặc biệt quan trọng khi các bước kiểm soát tiếp theo trong quá trình chế biến có thể không phù hợp để loại bỏ mối nguy hoặc giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được.

Thứ hai: Nguồn nhiễm ký sinh trùng của thực phẩm và động vật sản xuất làm thực phẩm ở giai đoạn sản xuất ban đầu bao gồm thức ăn, nước, đất, công nhân, phân bón không được xử lý, bùn hoặc phân bón bị nhiễm phân của người và/hoặc động vật nuôi, động vật hoang dã hoặc gần các hoạt động khác có thể dẫn đến tình trạng chảy tràn hoặc ngập úng bởi nước bị ô nhiễm.

Do đó, chú ý đến chất lượng nước ở mọi giai đoạn sản xuất chuỗi thức ăn từ khâu sản xuất ban đầu đến chế biến và tiêu thụ là rất quan trọng.

Ngoài nguồn nhiễm ký sinh trùng nêu trên còn là các động vật dùng làm thực phẩm mà chúng lại ăn các động vật sống và chết khác (ví dụ: động vật có vú, cá, chim, động vật không xương sống) là các nguồn nhiễm ký sinh trùng quan trọng.

Thứ ba: Công nhân nông trại tại các khu vực nhiễm ký sinh trùng có thể bị nhiễm ký sinh trùng mà không phát bệnh hoặc không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường sản xuất với các giai đoạn ký sinh trùng từ phân người, phải lắp đặt và sử dụng các khu vực vệ sinh tại trang trại

Ví dụ: thiết bị vệ sinh trong trang trại không được làm rò rỉ chất gây ô nhiễm vào khu vực sản xuất ban đầu và cần có biện pháp phù hợp để rửa sạch (ví dụ rửa tay dưới vòi nước chảy) và sấy khô tay sau khi rửa.

Lưu ý: Chất thải từ các khu vệ sinh cần được xử lý một cách hợp vệ sinh để tránh sự tiếp xúc phân với động vật hoặc đất trồng cỏ.

Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?

Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn giáo dục người tiêu dùng vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng từ thực phẩm theo TCVN 12379:2018?

Căn cứ Tiểu mục 8.2 Mục 8 TCVN 12379:2018 hướng dẫn giáo dục người tiêu dùng vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng từ thực phẩm như sau:

- Để tăng nhận thức của người tiêu dùng về mối nguy ký sinh trùng từ thực phẩm, giáo dục là một thành phần quan trọng trong quản lý nguy cơ và trong một số trường hợp giáo dục có thể là lựa chọn thực tế duy nhất để tăng nhận thức của người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng nên biết những nguy cơ liên quan đến việc tiêu thụ thịt, cá nguyên liệu, chưa nấu chín và dạng sơ chế (ví dụ: ướp dầu, hun khói) cũng như tiêu thụ một số loại rau quả nhất định mà không đảm bảo vệ sinh chỉ rửa một lần.

- Nên khuyến cáo cho người tiêu dùng về cách chuẩn bị thực phẩm (ví dụ: thời gian và nhiệt độ nấu) và về tầm quan trọng của vệ sinh tốt (ví dụ: rửa tay) để tránh bị nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm.

- Người tiêu dùng cần luôn đảm bảo để riêng các loại thực phẩm dạng nguyên liệu với thực phẩm đã nấu chín và rau quả có thể ăn ngay để ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong khi xử lý và chuẩn bị bữa ăn. Năm nguyên tắc của WHO để an toàn thực phẩm có thể hỗ trợ trong quá trình này13).

- Việc giáo dục đặc biệt quan trọng đối với người tiêu dùng ở các khu vực đặc thù và những nhóm người có nguy cơ cao như những người mang thai hoặc bị suy giảm miễn dịch (ví dụ: Toxoplasma gondii ở phụ nữ có thai và nhóm suy giảm miễn dịch; Cryptosporidium spp. ở trẻ em, nhóm bị suy giảm miễn dịch và người già).

Đối với những người tiêu dùng như vậy, cần tư vấn về việc chuẩn bị và tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ cao như sản phẩm tươi sống; việc nấu chín thịt và cá trước khi tiêu thụ và tầm quan trọng của việc vệ sinh, ví dụ rửa tay, là rất quan trọng. Nếu người được chẩn đoán có dị ứng giun Anisakis spp. thì họ nên được khuyên tránh ăn cá biển.

Chương trình đào tạo về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng từ thực phẩm gồm những gì?

Căn cứ Tiểu mục 9.1 Mục 9 TCVN 12379:2018, chương trình đào tạo phải bao gồm thông tin về những điều sau đây, ở mức phù hợp với những người được đào tạo:

- Khả năng tiềm ẩn của thực phẩm bị nhiễm sẽ là môi trường truyền ký sinh trùng từ thực phẩm.

- Các nguồn tiềm ẩn và con đường truyền ký sinh trùng từ thực phẩm.

- Tiềm ẩn duy trì sự sống lâu của ký sinh trùng bên trong/trên thực phẩm và thực phẩm bị ô nhiễm và trong môi trường sản xuất.

- Sự cần thiết phải tuân thủ thực hành chăn nuôi tốt và tầm quan trọng của việc tuân thủ các thực hành như vậy, bao gồm:

+ Vai trò của động vật nuôi và động vật hoang dã trong việc truyền một số ký sinh trùng;

+ Tầm quan trọng của vệ sinh, vệ sinh phòng bệnh tại trang trại trong việc làm gián đoạn vòng đời của ký sinh trùng và giảm thiểu cơ hội truyền qua đường miệng; và

+ Tầm quan trọng của quản lý thức ăn chăn nuôi để tránh bị nhiễm ký sinh trùng từ động vật nuôi và động vật hoang dã.

- Thực hành rửa tay đúng cách và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt thường xuyên các hướng dẫn rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với phân, cần hướng dẫn mỗi nhân viên mới được tuyển dụng thực hành rửa tay đúng cách.

- Tầm quan trọng của việc chế biến và chuẩn bị thực phẩm phù hợp để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm ký sinh trùng.

- Thực hành công việc cụ thể để giảm hoặc loại bỏ nguy cơ ký sinh trùng từ thực phẩm.

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh trang thiết bị y tế theo TCVN 13996:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989 : 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu và kiểm soát chất lượng đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của đèn cài mũ an toàn mỏ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6472:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất bản phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4523:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
51 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào