Cách kiểm tra Căn cước công dân đã làm xong chưa đơn giản, nhanh chóng?

Cho hỏi: 4 cách kiểm tra Căn cước công dân để biết đã làm xong chưa? Câu hỏi của anh Hiên (Hải Phòng)

4 cách kiểm tra Căn cước công dân đã làm xong chưa?

Hiện nay, Căn cước công dân có thể nói là một trong những giấy tờ không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định pháp luật.

Dưới đây là 4 cách kiểm tra Căn cước công dân để biết đã làm xong chưa, cụ thể:

Cách 1: Tra cứu Căn cước công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 1: Công dân truy cập vào website Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.

Bước 2: Bấm vào Thông tin dịch vụ rồi chọn mục Tra cứu hồ sơ.

Bước 3: Công dân nhập mã hồ sơ làm Căn cước công dân (mã hồ sơ sẽ có trên giấy hẹn).

Sau đó, nhập mã xác thực và nhấn Tra cứu để xem kết quả được hiển thị.

Cách 2: Công dân tra cứu Căn cước công dân qua ứng dụng Zalo

Bước 1: Công dân truy cập ứng dụng Zalo trên điện thoại.

Sau đó, tại mục tìm kiếm công dân đánh chữ "Công an quận/huyện" (nơi mình làm Căn cước công dân) - Ví dụ: Công an huyện Krông năng.

Bước 2: Kích chọn đúng nơi Công dân làm căn cước và chọn biểu tượng “Quan tâm” để kết nối với trang Zalo Official Account Công an tỉnh/huyện.

Bước 3: Công dân kích vào chọn mục “Tra cứu CCCD”

Sau đó, tiếp tục làm theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Tuy nhiên, đối với cách này sẽ tùy thuộc vào mỗi quận/huyện trên địa mà có quy định khác nhau.

Cách 3: Công dân tra cứu Căn cước công dân qua tổng đài Bộ Công an

Hiện nay, Bộ Công an đã công bố về số điện thoại của tổng đài là 1900.0368 sẽ giải đáp mọi thắc mắc về căn cước công dân và quản lý dân cư.

Công dân có thể gọi đến số 1900.0368 và nhấn phím số 4. Sau đó, tổng đài sẽ kết nối đến tổng đài viên và bạn sẽ được tổng đài viên giải đáp.

Cách 4: Công dân tra cứu Căn cước công dân qua tin nhắn facebook

Bước 1: Công dân vào ứng dụng Facebook và tìm kiếm tên trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau đó công dân nhấn chọn "Nhắn tin"

Sẽ có khung hướng dẫn hiện ra trong phần tin nhắn và sẽ có một dòng chữ tự động được hiện ra "Tôi đã làm CCCD từ lâu nhưng chưa nhận được có thể giúp tôi tra cứu không?"

Bước 2: Công dân kích vào mục này và làm theo hướng dẫn từ từ Page gửi về bao gồm:

Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin để Page có thể hỗ trợ nhé:
1. Họ tên:
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Số cmnd/cccd:
4. Nơi thường trú (xã/huyện/tỉnh):
5. Ngày làm CCCD:
6. SĐT:

Công dân thực hiện nhập những yêu cầu này và gửi. Sau đó đợi kết quả trả lời từ trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

4 cách kiểm tra Căn cước công dân để biết đã làm xong chưa?

4 cách kiểm tra Căn cước công dân để biết đã làm xong chưa? (Hình từ Internet)

Công dân bị thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về việc thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì công dân bị thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Công dân được cấp lại thẻ căn cước công dân trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên có 02 trường hợp sau đây thì công dân được cấp lại thẻ căn cước công dân, bao gồm:

- Bị mất thẻ Căn cước công dân.

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào