Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất 2023?
- Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất 2023?
- Đối tượng nào được miễn phí giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm?
- Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện như thế nào?
- Khi nào người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng?
Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất 2023?
Tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động như sau:
Xem chi tiết Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Đối tượng nào được miễn phí giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm?
Tại Điều 14 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm như sau:
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm được giao khoán theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, người lao động được miễn phí giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc các đối tượng đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tại đây.
Đồng thời nộp phiếu trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 2:Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tại đây để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
Bước 4:Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.
Khi nào người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng?
Tại Điều 6 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định từ chối nhận việc làm như sau:
Từ chối nhận việc làm theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà người lao động đã ghi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
2. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm mà người lao động đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
3. Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của người sử dụng lao động nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.
Như vậy, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi:
- Được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà người lao động không đến tham gia dự tuyển lao động.
- Được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm mà người lao động đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
- Đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của người sử dụng lao động nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?