Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Cho tôi hỏi dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ như thế nào? Câu hỏi từ anh Lân (TP. Hồ Chí Minh)

Bệnh đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau mắt đỏ?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 8 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BYT năm 2015 Bộ Y tế hướng dẫn về bệnh viêm kết mạc cấp:

ĐẠI CƯƠNG
Viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng.
Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái:
- Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
- Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
- Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

Tại Tiểu mục 1 Mục 8 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BYT năm 2015 Bộ Y tế hướng dẫn về bệnh viêm kết mạc cấp:

NGUYÊN NHÂN
- Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria Menigitidis).
- Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu,...
- Viêm kết mạc do vi rus: do virus Adeno virus, Entero virus...

Như vậy, bệnh đau mắt đỏ trong y học được gọi là bệnh viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc.

- Bệnh đau mắt đỏ có các hình thái sau:

+ Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.

+ Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.

+ Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

- Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ thường do nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng, cụ thể như sau:

+ Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria Menigitidis).

+ Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu,...

+ Viêm kết mạc do vi rus: do virus Adeno virus, Entero virus...

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Bộ Y tế hướng dẫn dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 8 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BYT năm 2015 Bộ Y tế hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ như sau:

Tại mắt

- Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt.

- Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5.

- Bệnh diễn biến rất nhanh:

+ Mi phù nề

+ Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh.

+ Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.

+ Có thể có xuất tiết hoặc màng giả.

+ Nếu không điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.

Toàn thân: Có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ.

Bệnh đau mắt đỏ điều trị như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 8 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BYT năm 2015 Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh đau mắt đỏ như sau:

Tại mắt

- Bóc màng hằng ngày

- Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố

- Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch (15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:

+ Aminoglycosid: tobramycin...

+ Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin...

+ Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon.

- Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.

- Phối hợp tra thuốc mỡ một trong các nhóm trên trưa và tối.

- Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.

Toàn thân:

- Chỉ dùng trong viêm kết mạc do lậu cầu, bạch hầu.

- Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.

+ Fluoroquinolon: chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

+ Thuốc nâng cao thể trạng.

+ Cephalosprin thế hệ 3:

Người lớn:

▪ Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp

▪ Nếu giác mạc bị loét: 1 gram x 3 lần / ngày tiêm tĩnh mạch

Trẻ em: Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7ngày tiêm bắp.

Bộ Y tế hướng dẫn phòng bệnh đau mắt đỏ?

Căn cứ Tiểu mục 6 Mục 8 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BYT năm 2015 hướng dẫn các cách phòng bệnh đau mắt đỏ, bao gồm:

- Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).

- Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn /kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng quy định của trẻ.

- Luôn nâng cao thể trạng.

- Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực tránh lây lan thành dịch.

Trân trọng!

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh truyền nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu, không khai báo hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng từ ngày 01/08/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị bệnh truyền nhiễm có được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách khám chữa bệnh từ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A có được từ chối chữa bệnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gì? Hướng dẫn cách điều trị bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm nào bắt buộc phải chữa bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh thủy đậu có phải bệnh truyền nhiễm không? Bệnh thủy đậu có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh truyền nhiễm
Phan Vũ Hiền Mai
4,857 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh truyền nhiễm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào