Trường hợp nào tàu thuyền Việt Nam bắt buộc sử dụng hoa tiêu hàng hải?
- Trường hợp nào tàu thuyền Việt Nam bắt buộc sử dụng hoa tiêu hàng hải?
- Tàu thuyền Việt nam không sử dụng hoa tiêu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi không sử dụng hoa tiêu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam là bao lâu?
Trường hợp nào tàu thuyền Việt Nam bắt buộc sử dụng hoa tiêu hàng hải?
Căn cứ quy định Điều 247 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam như sau:
Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam
1. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.
3. Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
a) Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;
b) Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;
c) Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;
d) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.
4. Thuyền trưởng của tàu thuyền quy định tại khoản 3 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.
Như vậy, tàu thuyền Việt Nam bắt buộc sử dụng hoa tiêu hàng hải khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
Trương hợp nào tàu thuyền Việt Nam bắt buộc sử dụng hoa tiêu hàng hải? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền Việt nam không sử dụng hoa tiêu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 32 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa như sau:
Vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dẫn phương tiện, tàu biển thuộc diện phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc mà không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu;
b) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;
c) Hoa tiêu dẫn tàu vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ Đường thủy nội địa;
d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;
đ) Hoa tiêu tự ý rời phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định;
b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác về tính năng và đặc điểm của tàu cho hoa tiêu;
c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu;
d) Dẫn phương tiện trên tuyến luồng, vùng nước đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoạt động hoa tiêu ở khu vực đó;
đ) Ép buộc thuyền viên, người lái phương tiện phải thuê, mướn việc dẫn luồng tại khu vực không phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc.
Như vậy, trường hợp tàu thuyền Việt nam không sử dụng hoa tiêu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 132/2015/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi không sử dụng hoa tiêu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi không sử dụng hoa tiêu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam là 01 năm vì đây là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?