Kinh phí để Kiểm toán nhà nước thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là bao nhiêu?
Kinh phí để Kiểm toán nhà nước thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 66/2018/NĐ-CP quy định về sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước như sau:
Sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước sử dụng số kinh phí 5% để chi cho các nội dung sau:
1. Chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước không vượt quá 0,8 lần mức lương do Nhà nước quy định, gồm:
a) Lương ngạch bậc, chức vụ.
b) Các khoản phụ cấp:
- Phụ cấp chức vụ;
- Phụ cấp vượt khung;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước.
2. Số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.
Như vậy, kinh phí để Kiểm toán nhà nước thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là 5% số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị theo quy định tại Mục 1 Phụ lục 6 quy định chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 để chi cho các khoản gồm:
- Chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước không vượt quá 0,8 lần mức lương do Nhà nước quy định.
- Số kinh phí còn lại được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.
Kinh phí 5% số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị, bao gồm các khoản tiền là:
- Các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác;
- Các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước;
- Các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý giảm chi, giảm thanh toán;
- Các khoản kinh phí bố trí dự toán vượt định mức phân bổ, sai nguồn do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước.
Kinh phí để Kiểm toán nhà nước thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
4. Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Như vậy, tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước gồm có:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 22 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
- Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
- Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
- Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?