Các bệnh truyền lây nào giữa động vật trên cạn và người?

Cho tôi hỏi các bệnh nào là bệnh truyền lây giữa động vật trên cạn và người? Câu hỏi từ chị Diệp (Huế)

Các bệnh truyền lây nào giữa động vật trên cạn và người?

Căn cứ Mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định danh sách bệnh truyền lây giữa động vật trên cạn và người, bao gồm:

(1) Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)

(2) Bệnh Dại động vật

(3) Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2)

(4) Bệnh Nhiệt thán

(5) Bệnh Xoắn khuẩn

(6) Bệnh Giun xoắn

(7) Bệnh Lao bò

(8) Bệnh Sảy thai truyền nhiễm

Các bệnh truyền lây nào giữa động vật trên cạn và người?

Các bệnh truyền lây nào giữa động vật trên cạn và người? (Hình từ Internet)

Việc điều tra ổ dịch bệnh truyền lây giữa động vật trên cạn và người được hiện trong thời gian nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định điều tra ổ dịch:

Điều tra ổ dịch
1. Nguyên tắc điều tra ổ dịch
a) Điều tra ổ dịch được thực hiện đối với các trường hợp nghi ngờ có ổ dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này và phải được tiến hành trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch;
b) Trước khi điều tra tại ổ dịch phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất cần thiết cho điều tra ổ dịch; chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu, bảo hộ cá nhân; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn lực, tài chính cần thiết; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin;
c) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời.
...

Theo quy định trên, trong trường hợp nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền lây giữa động vật trên cạn và người thì việc điều tra ổ dịch phải được tiến hành trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch.

Nội dung điều tra ổ dịch được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, bao gồm:

- Thu thập thông tin ban đầu ở thời điểm trước và trong thời gian xảy ra ổ dịch, xác định các đặc điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;

- Cập nhật thông tin về ổ dịch, bao gồm:

+ Kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó;

+ Kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện động vật mắc bệnh, xác định ca bệnh đầu tiên;

+ Số lượng động vật mắc bệnh;

+ Thuốc thú y, vắc-xin, hóa chất đã được sử dụng;

+ Xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan;

- Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa điểm, động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch;

- Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;

- Báo cáo kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.

Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra ổ dịch?

Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định cơ quan có trách nhiệm điều tra ổ dịch bao gồm:

Điều tra ổ dịch
...
3. Trách nhiệm điều tra ổ dịch
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ điều tra ổ dịch đối với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý;
d) Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.

Như vậy, các cơ quan sau có trách nhiệm điều tra ổ dịch:

- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật;

- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ điều tra ổ dịch đối với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý;

- Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào