Người lao động có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không?
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Đồng thời tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng được quy định như sau:
- Trong điều kiện làm việc bình thường: 12 ngày làm việc;
- Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày làm việc;
- Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày làm việc.
Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, cứ mỗi 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động thì người lao đọng lại được tăng thêm 01 ngày nghỉ phép năm.
Người lao động có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
...
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
...
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có quyền quyết định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc cộng dồn ngày nghỉ phép chưa nghỉ trong năm sang năm sau nhưng không được gộp quá 03 năm một lần.
Cách tính số ngày nghỉ phép đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng?
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì sẽ tính ngày nghỉ phép theo công thức như sau:
- Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để hưởng thêm ngày nghỉ phép theo thâm niên:
Số ngày nghỉ phép = số ngày nghỉ hằng năm/12 x số tháng làm việc trên thực tế
- Đối với trường hợp đủ điều kiện để hưởng thêm ngày nghỉ phép theo thâm niên:
Số ngày nghỉ phép = (số ngày nghỉ hằng năm + số ngày được nghỉ thêm theo thâm niên)/12 x số tháng làm việc trên thực tế
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?