Thời giờ nghỉ ngơi của lao động

​Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như thế nảo?

​- Nghỉ trong giờ làm việc: Người lao động làm việc 8 giờ liên tục hoặc 07 giờ trong trường hợp được rút ngắn (phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi) hoặc 06 giờ (loại đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào thời giờ làm việc. Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Nếu làm thêm trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm được nghỉ thêm ít nhất 30 phút và tính vào làm thêm giờ.

- Nghỉ hàng tuần:  Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Nghỉ lễ, tết: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 10 ngày lễ sau đây: Tết Dương lịch (ngày 1/1 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch); Ngày Chiến thắng (ngày 30/4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động (ngày 1/5 dương lịch); Ngày Quốc khánh (ngày 2/ 9 dương lịch); Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

- Nghỉ hằng năm:

Người lao động có 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

   + 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường và được hưởng nguyên lương;

   + 14 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - TBXH và Bộ Y tế quy định.

   + 16 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - TBXH và Bộ Y tế quy định.

  + Khi nghỉ hằng năm, nếu đi bằng các phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm. Mỗi năm chỉ được tính thời gian đi đường một lần.

  + Số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày.

  + Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

+ Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; Bố mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

+ Được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chi, em ruột kết hôn.

+ Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.​

Thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp Pháp luật
Thời giờ nghỉ ngơi hằng tuần của người lao động làm các công việc gia công theo đơn đặt hàng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2023? Một năm người lao động được nghỉ phép có lương bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ? Sử dụng người lao động quá thời gian làm thêm bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 của các cơ sở giáo dục năm 2023 tại thành phố Hà Nội?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ nghỉ ngơi của lao động
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ nghỉ ngơi
Thư Viện Pháp Luật
200 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời giờ nghỉ ngơi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào