Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không công chứng, chứng thực có được không?
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không công chứng, chứng thực có được không?
Tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Như vậy, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được lập văn bản và công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn và từ ngày đăng ký kết hôn thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ được xác lập.
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không công chứng, chứng thực có được không? (Hình từ Internet)
Có thể xác định tài sản theo nội dung nào nếu áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?
Tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định về xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như sau:
Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:
a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Như vậy, nếu áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì tài sản có thể được xác định theo nội dung:
- Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
- Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
- Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
- Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?
Tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu như sau:
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.
Như vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch;
- Vi phạm một trong các quy định về:
+ Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
+ Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng;
+ Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?