Thế nào là GPA? Cách quy đổi điểm GPA từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 cho sinh viên?
Thế nào là GPA?
Hiện nay thì trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa nào cho điểm GPA, tuy nhiên đây là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các trường đại học.
GPA là viết tắt của từ Grade Point Average, là điểm trung bình học tập của học sinh, sinh viên sau một khóa học, một kỳ học hoặc một bậc học. Đây được xem là một thước đo quan trọng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học tập.
Hiện nay ở Việt Nam thì GPA được áp dụng cho bậc giáo dục đại học. Khi thực hiện đánh giá sinh viên, các trường đại học ở Việt Nam sẽ dùng song song 02 thang điểm là thang điểm 10 và thang điểm 4.0 (thang điểm GPA).
Lưu ý: Nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo
Thế nào là GPA? Cách quy đổi điểm GPA từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 cho sinh viên? (hình từ Internet)
Cách quy đổi điểm GPA từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 cho sinh viên?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá và tính điểm học phần như sau:
Đánh giá và tính điểm học phần
...
3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
b) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
c) Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
...
Đồng thời tại Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh gái kết quả học tập theo học kỳ, năm học như sau:
Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học
...
2. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
...
5. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
a) Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
b) Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
...
Theo đó, khi đánh giá điểm của sinh viên theo từng học phần nhà trường sẽ đánh giá trên thang điểm 10 và quy đổi điểm theo thang 10 sang điểm chữ, cụ thể là:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
F: dưới 4,0.
Sau đó, khi đánh giá kết quả học tập cuối kỳ nhà trường sẽ quy đổi điểm từ điểm chữ sang điểm thang 4.0 (GPA) như sau:
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
Các trường đại học có thể quy đổi điểm chữ ra nhiểu mức hơn tùy theo cách đánh giá của trường tuy nhiên các điểm chữ không được quy định ở khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì không được tính vào các điểm trung bình, năm học hoặc tích lũy.
Thông thường hiện nay các trường đại học ở Việt nam sẽ có cách đổi điểm thang 10 sang điểm thang 4.0 (GPA) như sau:
Thang điểm 10 | Thang điểm chữ | Thang điểm 4 | Xếp loại |
8.5 – 10 | A | 4.0 | Giỏi |
8.0 – 8.4 | B+ | 3.5 | Khá giỏi |
7.0 – 7.9 | B | 3.0 | Khá |
6.5 – 6.9 | C+ | 2.5 | Trung bình khá |
5.5 – 6.4 | C | 2.0 | Trung bình |
5.0 – 5.4 | D+ | 1.5 | Trung bình yếu |
4.0 – 4.9 | D | 1.0 | Yếu |
Dưới 4.0 | F | 0 | Kém (không đạt) |
Sinh viên đáp ứng những điều kiện nào thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
...
Theo đó, Hiệu trưởng trường đại học sẽ cấp bằng cho sinh viên trong thời hạn ba tháng kế từ khi sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc, đảm bảo yêu cầu về đầu ra của trường;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
- Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?