Tại sao sinh viên phải tham gia công tác xã hội?

Cho tôi hỏi: Tại sao sinh viên phải tham gia công tác xã hội? Người hành nghề công tác xã hội là những đối tượng nào? Xin cảm ơn. Anh Hùng tại Đồng Nai.

Tại sao sinh viên phải tham gia công tác xã hội?

Căn cứ khoản 7 Điều 4 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nhiệm vụ của sinh viên
...
7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học.
...

Và khoản 3 Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền của người học
...
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
...

Theo đó, việc tham gia công tác xã hội được cho là nhiệm vụ của sinh viên khi theo học tại các cơ sở đào tạo giáo dục đại học. Vì thế việc tham gia các hoạt động công tác xã hội là trách nhiệm người học cần phải đảm bảo.

Bên cạnh đó, đối với một số trường đại học thì việc tích lũy đủ ngày công tác xã hội mới có đủ điều kiện để tốt nghiệp.

Do vậy, việc sinh viên tham gia công tác xã hội để xét tốt nghiệp là cách để khuyến khích tham gia các hoạt động nhằm rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trước khi ra trường.

Tại sao sinh viên phải tham gia công tác xã hội?

Tại sao sinh viên phải tham gia công tác xã hội? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn chung của viên chức chuyên ngành công tác xã hội là gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chung viên chức chuyên ngành công tác xã hội gồm:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước.

- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp.

- Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.

- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.

Nhiệm cụ của công tác xã hội viên chính là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định nhiệm vụ của công tác xã hội viên chính như sau:

- Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành;

- Tổ chức việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;

- Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng;

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;

- Chủ trì cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;

- Chủ trì theo dõi và rà soát lại các hoạt động can thiệp; điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết;

- Chủ trì việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;

- Tổ chức hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;

- Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội;

- Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, chương trình, đề án, phương án tổ chức phát triển dịch vụ công tác xã hội.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của công tác xã hội viên chính là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng công tác xã hội viên chính gồm:

- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.

- Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.

Trân trọng!

Sinh viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sinh viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy giới thiệu thực tập dành cho sinh viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chi trả tiền miễn, giảm học phí cho sinh viên đại học năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin thi cải thiện điểm mới nhất cho sinh viên 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thực tập cho sinh viên mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giấy xác nhận sinh viên được sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật được miễn học giáo dục quốc phòng an ninh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin học hè dành cho sinh viên mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học có là đối tượng được xét duyệt cử ra nước ngoài công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên y học chuyên ngành Giám định pháp y có được miễn học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên muốn tốt nghiệp đại học phải học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sinh viên
Đinh Thị Ngọc Huyền
229 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sinh viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào