Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?

Cho tôi hỏi, điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?

Căn cứ quy định Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
....
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
...

Như vậy, để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ;

Lưu ý:

- Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện;

- Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?

Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì? (Hình từ Internet)

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
6. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật này

Như vậy, các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được quy định như sau:

- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Như vậy, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu gồm có:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

- Căn cứ chuyển nhượng;

- Giá chuyển nhượng;

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Trân trọng!

Nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhãn hiệu
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng dấu hiệu dưới dạng phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Định vị thương hiệu là gì? Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là gì? Tổ chức, cá nhân có cần phải xin phép khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhãn hiệu
Đinh Khắc Vỹ
558 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhãn hiệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào