Khi nào thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quyền tự chấm dứt hoạt động?
Khi nào thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quyền tự chấm dứt hoạt động?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cụ thể như sau:
Quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Hưởng các quyền lợi, ưu đãi về thuế, nhập khẩu hàng hóa và giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho mục đích triển khai các chương trình, dự án, phi dự án hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Tiếp nhận ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam qua tài khoản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Được khen thưởng về thành tích thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Tự chấm dứt hoạt động khi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quyền tự chấm dứt hoạt động khi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.
Khi nào thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quyền tự chấm dứt hoạt động? (Hình từ Internet)
Thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau:
Cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tập hợp thông tin về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm lưu trữ và chia sẻ thông tin về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của Bộ Ngoại giao, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:
a) Thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao gồm:
- Thông tin được xác lập khi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam;
- Bản sao hoặc bản điện tử được ký số hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký;
- Các báo cáo định kỳ và đột xuất;
- Các thông tin liên quan khác (nếu có);
b) Thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được xác lập từ các nguồn sau:
- Thông tin của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cung cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký;
- Thông tin do tổ chức phi chính phủ nước ngoài cập nhật lên cơ sở dữ liệu;
- Thông tin do các cơ quan quản lý của Việt Nam cung cấp;
- Thông tin được số hoá, chuẩn hoá từ Giấy đăng ký;
- Thông tin được chia sẻ, chuyển đổi, chuẩn hóa từ các cơ sở dữ liệu được thiết lập trước đây.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao gồm 02 nguồn như sau:
- Thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao gồm:
+ Thông tin được xác lập khi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
+ Bản sao hoặc bản điện tử được ký số hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký.
+ Các báo cáo định kỳ và đột xuất.
+ Các thông tin liên quan khác (nếu có).
- Thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được xác lập từ các nguồn sau:
+ Thông tin của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cung cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký.
+ Thông tin do tổ chức phi chính phủ nước ngoài cập nhật lên cơ sở dữ liệu.
+ Thông tin do các cơ quan quản lý của Việt Nam cung cấp.
+ Thông tin được số hoá, chuẩn hoá từ Giấy đăng ký.
+ Thông tin được chia sẻ, chuyển đổi, chuẩn hóa từ các cơ sở dữ liệu được thiết lập trước đây.
Hồ sơ xin gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ xin gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau:
- 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP. Tải về!
- 01 bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện.
- 01 bản báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã triển khai tại Việt Nam trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện đã được cấp và kế hoạch hoạt động cụ thể trong 05 năm tiếp theo.
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải kèm bản dịch tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?