Các trường hợp nào mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký?
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký trong các trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Không có hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục sau khi được cấp Giấy đăng ký;
c) Không thực hiện khắc phục vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký trong các trường hợp thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định; Không có hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục sau khi được cấp Giấy đăng ký; Không thực hiện khắc phục vi phạm.
Các trường hợp nào mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký? (Hình từ Internet)
Quy định về chấm dứt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như thế nào?
Tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 19 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau:
2. Khi phát hiện tổ chức phi chính phủ nước ngoài có vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Ngoại giao xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức tổ chức cuộc họp hoặc gửi văn bản lấy ý kiến. Trường hợp Bộ Ngoại giao lấy ý kiến bằng văn bản, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Bộ Ngoại giao tổng hợp, ra quyết định. Nếu có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp để thống nhất, Quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được chuyển tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thông báo cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi có quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài và thực hiện thu hồi Giấy đăng ký.
4. Trong thời hạn không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến trụ sở, nhà ở, nhân viên, phương tiện làm việc, các nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các vấn đề liên quan tới các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trong trường hợp tổ chức phi chính phủ nước ngoài quyết định tự chấm dứt hoạt động, trong thời hạn không quá 60 ngày trước khi chính thức chấm dứt hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản tới Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi kèm theo Giấy đăng ký đã được cấp, báo cáo kiểm toán tài sản, tài chính và hoàn thành các nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi phát hiện tổ chức phi chính phủ nước ngoài có vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Ngoại giao xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 20 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau:
Quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Hưởng các quyền lợi, ưu đãi về thuế, nhập khẩu hàng hóa và giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho mục đích triển khai các chương trình, dự án, phi dự án hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Tiếp nhận ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam qua tài khoản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Được khen thưởng về thành tích thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Tự chấm dứt hoạt động khi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.
Quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài: Hưởng các quyền lợi, ưu đãi về thuế, nhập khẩu hàng hóa và giấy phép lao động theo quy định pháp luật Việt Nam. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Tiếp nhận ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam qua tài khoản. Được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo. Được khen thưởng về thành tích thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án tại Việt Nam. Tự chấm dứt hoạt động khi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?