Đang đi làm thì bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự khi về có bị mất việc không?
Đang đi làm thì bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự khi về có bị mất việc không?
Đầu tiên, tại điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
...
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy, việc đang đi làm và đã ký kết hợp đồng lao động thì bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được tạm hoãn thực hiệp hợp đồng lao động chứ không được chấm dứt hợp đồng lao động. Hay chính xác hơn là trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự cũng sẽ không bị mất việc làm (không bị chấm dứt hợp đồng lao động)
Khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm nhận lại người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Đang đi làm thì bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự khi về có bị mất việc không? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự cụ thể:
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đào ngũ cụ thể như sau:
Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ
Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?