Công thức tính mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần như thế nào?
Công thức tính mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu
1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
...
Như vậy, công thức tính mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần cụ thể:
Trong đó:
- Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.
- t: Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP.
Công thức tính mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều tra bệnh nghề nghiệp được chia làm mấy trường hợp?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;
d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì điều tra bệnh nghề nghiệp được chia làm 03 loại bao gồm như sau:
- Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp.
- Điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
- Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau đây:
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
2. Vật chứng, tài liệu có liên quan.
3. Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
4. Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
5. Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
6. Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
7. Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
8. Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
9. Thời gian lưu giữ hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viên đoàn điều tra.
Như vậy, theo quy định trên thì cần chuẩn bị hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
- Vật chứng, tài liệu có liên quan.
- Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
- Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
- Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
- Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Thời gian lưu giữ hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viên đoàn điều tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?