Doanh nghiệp chế xuất có thể thuê kho ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX hay không?
Doanh nghiệp chế xuất có thể thuê kho ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX hay không?
Theo quy định tại Điều 80 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục thuê kho bên ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX, quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho như sau:
Thủ tục thuê kho bên ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX, quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho
DNCX được quyền thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX, không thực hiện sản xuất tại kho thuê.
1. Thủ tục thuê kho bên ngoài để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX
a) Điều kiện về kho:
a.1) Có tường rào cứng bao quanh, ngăn cách với khu vực bên ngoài;
a.2) Có camera giám sát liên tục tại cửa ra, vào và cơ quan hải quan được quyền tra cứu được hình ảnh khi cần thiết.
b) Trách nhiệm của DNCX:
DNCX gửi văn bản tới Chi cục Hải quan quản lý DNCX kèm theo thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho;
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý DNCX:
Căn cứ đề nghị của DNCX, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra hiện trạng kho, đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định cho DNCX được thuê kho bên ngoài DNCX hoặc báo cáo nếu vượt thẩm quyền.
.....
Theo đó, doanh nghiệp chế xuất có thể thuê kho ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX. Tuy nhiên các kho lưu trữ phải nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
Doanh nghiệp chế xuất có thể thuê kho ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cho thuê kho ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm?
Theo quy định khoản 2 Điều 80 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Thủ tục thuê kho bên ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX, quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho
DNCX được quyền thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX, không thực hiện sản xuất tại kho thuê.
....
2. Thẩm quyền xem xét, quyết định thuê kho bên ngoài DNCX:
a) Chi cục Hải quan quản lý DNCX có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b) Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan;
c) Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của hai Cục Hải quan trở lên
.....
Theo đó, tùy vào kho bên ngoài DNCX thuộc quản lý của cơ quan nào thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê kho để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm được xác định như sau:
- Đối với kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX: Chi cục Hải quan quản lý DNCX có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX.
- Đối với kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan: Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX.
- Đối với kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của hai Cục Hải quan trở lên: Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX
Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
....
3. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
......
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư khi mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
- Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách cần những điều kiện gì?
- Dấu hiệu cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật Hình sự?