Nuôi trồng thủy sản trái phép tại tại vùng đệm của khu bảo tồn biển bị xử phạt như thế nào?
Nuôi trồng thủy sản trái phép tại tại vùng đệm của khu bảo tồn biển bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển như sau:
Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển như sau:
a) Thả phao trái phép;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép;
đ) Xây dựng trái phép công trình hạ tầng;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển như sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau:
a) Hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi nuôi trồng thủy sản trái phép tại tại vùng đệm của khu bảo tồn biển có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).
Bên cạnh đó người vi phạm còn phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Nuôi trồng thủy sản trái phép tại tại vùng đệm của khu bảo tồn biển bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 5 Luật Thủy sản 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động thủy sản như sau:
Nguyên tắc hoạt động thủy sản
1. Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
3. Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
4. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nguyên tắc hoạt động thủy sản được quy định như sau:
- Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học;
- Tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
- Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khu bảo tồn biển gồm những khu vực nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 15 Luật Thủy sản 2017 quy định về khu bảo tồn biển như sau:
Khu bảo tồn biển
1. Khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
....
Như vậy, khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?