Nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào từ 20/5/2024?
Chi tiết Danh mục các loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam?
Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam bao gồm 295 loài cá, 31 loài giáp xác, 44 loài nhuyễn thể, 07 loài bò sát, lưỡng cư, 16 loài da gia, giun đốt, 17 loài rong, 36 loài vi tảo, 18 loài động vật phù du, 7 loài san hô và một số trường hợp khác được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Tải về Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam tại đây.
Nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào từ 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào từ 20/5/2024?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc tái xuất giống thuỷ sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, ngoại trừ trường hợp được cấp phép, người nào có hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc tái xuất giống thuỷ sản đã nhập khẩu, trong trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đó.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi phạm hành chính của cá nhân, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 37/2024/NĐ-CP, khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
c) Đề cương nghiên cứu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học).
d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản bao gồm:
- Đơn đề nghị;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
- Đề cương nghiên cứu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;
- Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.
Lưu ý: Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024.
Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?