Luật Thuỷ lợi mới nhất hiện nay là luật nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Thuỷ lợi?
Luật Thuỷ lợi mới nhất hiện nay là luật nào?
Ngày 19/06/2017, Quốc hội ban hành Luật Thủy lợi 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Luật Thủy lợi 2017 quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi.
Luật Thuỷ lợi 2017 gồm 60 Điều trong 10 Chương.
Đến tháng 8/2023, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Thuỷ lợi 2017.
Như vậy, trong năm 2023, Luật Thủy lợi 2017 vẫn có hiệu lực và được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật Thuỷ lợi mới nhất hiện nay là luật nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Thuỷ lợi? (Hình từ Internet)
Văn bản nào hướng dẫn Luật Thủy lợi mới nhất năm 2023?
Văn bản bị sửa đổi bổ sung
Văn bản bị thay thế
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
Văn bản được căn cứ
Văn bản sửa đổi bổ sung
Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
Văn bản liên quan cùng nội dung
Công văn 10609/BTC-TCT năm 2016 về chính sách thu tiền thuê đất đối với đơn vị khai thác thủy lợi do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 586/QĐ-BNN-TC năm 2011 phê duyệt kế hoạch sử dụng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn chi thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp khác của Trường Đại học Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định hoạt động của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Văn bản hướng dẫn
Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
Thông tư 09/2020/TT-BTC quy định về khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 08/2020/TT-BTC quy định về giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
Thông tư 73/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ lợi?
Căn cứ Điều 8 Luật Thuỷ lợi 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ lợi:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi
1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.
4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.
5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.
7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.
8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này
Như vậy, trong hoạt động thuỷ lợi nghiêm cấm các hành vi sau:
- Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.
- Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.
- Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi;
- Sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
- Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.
- Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.
- Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
- Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?
- Nghị định nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
- Năm 2025, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?