Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất 2023?
Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất 2023?
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một các hợp lý và có hệ thống giá trị của tài sản cố định khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần vì hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.
Tải về mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất:
Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tài sản cố định?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về phương pháp khấu hao tài sản cố định cụ thể như sau:
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
1. Các phương pháp trích khấu hao:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Nội dung của các phương pháp trích khấu hao được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định hiện nay thì có 03 phương pháp khấu hao tài sản cố định sau đây:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp trong trường hợp nào không phải trích khấu hao?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC quy định về tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp trong trường hợp sau đây thì không phải trích khấu hao:
- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
- Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê tài chính).
- Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
- Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC này không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?