Chính thức bãi bỏ Danh mục tài sản cố định có nguyên giá từ 5 đến dưới 10 triệu đồng tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước?
Chính thức bãi bỏ Danh mục tài sản cố định có nguyên giá từ 5 đến dưới 10 triệu đồng tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước?
Ngày 09/8/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1703/QĐ-BTC năm 2023 bãi bỏ Quyết định 2447/QĐ-BTC năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định danh mục tài sản cố định có nguyên giá từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại các đơn vị thuộc Hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, danh mục tài sản cố định có nguyên giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng tại các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước sẽ chính thức bãi bỏ từ ngày 09/8/2023.
Kho bạc Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý điều chỉnh hạch toán tài sản cố định (có nguyên giá từ 05 đến dưới 10 triệu đồng đã theo dõi trên sổ kế toán) sang theo dõi công cụ dụng cụ cho phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định và hiệu lực thi hành tại Thông tư 23/2023/TT-BTC.
Chính thức bãi bỏ Danh mục tài sản cố định có nguyên giá từ 5 đến dưới 10 triệu đồng tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước? (Hình từ Internet)
Tài sản cố định hữu hình bao gồm những loại tài sản nào?
Tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC có quy định các loại tài sản cố định hữu hình gồm có 07 loại. Cụ thể như sau:
- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.
- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
Trường hợp nào nguyên giá tài sản cố định được thay đổi?
Tại Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BTC có quy định về thay đổi nguyên giá tài sản cố định như sau:
Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).
d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định.
đ) Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công).
e) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản thay đổi nguyên giá tài sản cố định ghi rõ: Lý do (trường hợp) thay đổi nguyên giá, nguyên giá trước và sau khi thay đổi. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện lập văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải xác định lại chỉ tiêu nguyên giá của tài sản cố định làm cơ sở xác định mức hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, nguyên giá tài sản cố định được thay đổi khi:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định.
- Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công).
- Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?