Quy định về hoạt động tiếp dân tại cấp ủy mới nhất năm 2024?
Quy định về hoạt động tiếp dân tại cấp ủy mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo Quy định 11-QĐi/TW năm 2019, quy định về hoạt động tiếp dân cấp ủy mới nhất hiện nay năm 2024 được thực hiện như sau:
Thứ nhất: Thời gian tiếp dân (Điều 5 Quy định 11-QĐi/TW năm 2019)
(1) Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ như sau:
- Người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng.
- Người đứng đầu cấp ủy cấp xã tiếp dân ít nhất 2 ngày trong 1 tháng.
(2) Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân đột xuất trong các trường hợp dưới đây:
- Vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến các cơ quan, tổ chức đơn vị còn khác nhau.
- Vụ việc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ hai: Thời hạn xử lý giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (Điều 6 Quy định 11-QĐi/TW năm 2019)
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo người đứng đầu cấp ủy thông báo bằng văn bản đến người đã phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc tiếp nhận để giải quyết hoặc đã chuyển, chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết.
- Có thể kéo dài hơn 10 ngày nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo nếu phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phức tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương
Lưu ý: phải nêu rõ cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết để người dân biết.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo do người đứng đầu cấp ủy chuyển, chỉ đạo giải quyết, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết có văn bản báo cáo người đứng đầu cấp ủy và thông báo bằng văn bản cho người đã phản ánh để giải quyết và chỉ đạo giải quyết.
Thứ ba: Xử lý đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (Điều 7 Quy định 11-QĐi/TW năm 2019)
- Việc xử lý đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo do lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện theo đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục quy định của Đảng và pháp luật.
Ngoài ra, các đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ trực tiếp chỉ đạo, xử lý, giải quyết theo phân cấp quản lý cán bộ.
Quy định về hoạt động tiếp dân tại cấp ủy mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung trong hoạt động tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Quy định 11-QĐi/TW năm 2019, nguyên tắc chung trong việc tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy bao gồm:
- Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
- Thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân.
- Bảo đảm tính dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân.
- Bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy trong hoạt động tiếp dân trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định 11-QĐi/TW năm 2019 có quy định về xử lý trách nhiệm như sau:
Xử lý trách nhiệm
1. Người đứng đầu cấp ủy bị xem xét xử lý trách nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Thiếu trách nhiệm hoặc buông lỏng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
b) Vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng đơn, thư kéo dài, vượt cấp, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
.....
Như vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy trong hoạt động tiếp dân được tiến hành trong trường hợp như sau:
- Thiếu trách nhiệm hoặc buông lỏng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tiếp dân; xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
- Vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp dân; xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân dẫn đến tình trạng đơn, thư kéo dài, vượt cấp, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?