Chết do say ma túy có được bảo hiểm nhân thọ bồi thường không?
Chết do say ma túy có được bảo hiểm nhân thọ bồi thường không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, hiện không có quy định cụ thể về việc không chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ cho người chết do say ma túy.
Tuy nhiên, trường hợp bên mua bảo hiểm là người được bảo hiểm chết do say ma túy do lỗi của người mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng thì không được bồi thường
Chết do say ma túy có được bảo hiểm nhân thọ bồi thường không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm hơn quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP bãi bỏ một số điểm bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 48/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
........
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm hơn quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định trên đây là mức xử phạt đối với cá nhân. Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm (điểm b khoản 1 Điều 3 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP).
Thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chậm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất đối với số tiền chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ là 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Lưu ý: Trường hợp trả lãi chậm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?
- Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất 2024?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?