Mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn năm 2024 là bao nhiêu?
- Mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn năm 2024 là bao nhiêu?
- Điều kiện vay vốn của thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là gì?
- Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn vay vốn bao nhiêu phải thực hiện bảo đảm tiền vay?
- Lãi suất cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là bao nhiêu?
- Thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn khi vay vốn phải có trách nhiệm gì?
Mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn năm 2024 là bao nhiêu?
Tại Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có quy định mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn năm 2024 như sau:
- Đối với thương nhân là cá nhân: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/cá nhân.
- Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật: Mức vốn cho vay tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.
Mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều kiện vay vốn của thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là gì?
Tại Điều 5 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg có quy định để được vay vốn, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương nhân hoạt động thương mại xác nhận có thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn.
- Có vốn tự có (bao gồm: giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn vay cho hoạt động thương mại tại địa bàn vùng khó khăn.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn vay vốn bao nhiêu phải thực hiện bảo đảm tiền vay?
Tại Điều 12 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có quy định bảo đảm tiền vay như sau:
Bảo đảm tiền vay
1. Thương nhân vay vốn đến 100 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Thương nhân vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, thương nhân vay vốn trên 100.000.000 đồng thì phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Đối với khoản tiền vay vốn từ 100.000.000 đồng trở xuống thì không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Lãi suất cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là bao nhiêu?
Tại Điều 9 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg có quy định lãi suất cho vay như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay áp dụng bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
3. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tại Điều 8 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có quy định mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng 9%/năm.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
3. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Lãi suất cho vay đảm bảo nguyên tắc bù đắp lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý đối với Chương trình này. Trong đó, lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được vay vốn với mức lãi suất là 9%/năm. Và tùy vào từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định điều chỉnh mức lãi suất.
Thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn khi vay vốn phải có trách nhiệm gì?
Tại Điều 15 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg có quy định thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn khi vay vốn có trách nhiệm như sau:
- Lập hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Thực hiện đầy đủ nguyên tắc vay vốn theo quy định tại Điều 6 Quyết định này.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và các cam kết khác trong hợp đồng tín dụng.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội về việc sử dụng vốn, trả nợ, trả lãi ngân hàng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?