Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
- Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
- Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo Dự thảo?
- Nguyên tắc phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt quy định như thế nào?
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tải về đang được lấy ý kiến nhằm triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tải về áp dụng với các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong lãnh thổ Việt Nam, trên tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam và tàu bay mang quốc tịch Việt Nam dù đang ở bất cứ nơi nào;
- Người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Các tổ chức áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm:
- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt? (Hình từ Internet)
Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo Dự thảo?
Căn cứ theo Điều 3 Dự thảo Nghị định tải về quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính sau:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Trục xuất.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng;
+ Trục xuất.
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chứa thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Buộc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
+ Buộc khai báo đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động phổ biến, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
+ Buộc thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định.
- Hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung.
Nguyên tắc phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau;
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Kết hợp phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Việc phối hợp xử lý, giải quyết về công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phải thận trọng, tích cực, chủ động, kịp thời;
- Đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng theo sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ;
- Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức theo thẩm quyền đúng quy định của pháp luật có liên quan.
- Tài sản, quyền và lợi ích của bên thứ ba hợp pháp được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật;
- Thiệt hại về tài sản và lợi ích của cá nhân, tổ chức do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phải được bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Các hành vi vi phạm về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và tài sản liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt được xử lý theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?