Nghị định 168 xử phạt giao thông đường bộ đã có chưa?
Nghị định 168 xử phạt giao thông đường bộ đã có chưa?
Ngày 27/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định nhằm bảo đảm triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Tính đến ngày 30/12/2024, Nghị định 168/2024/NĐ-CP xử phạt giao thông đường bộ đã được ban hành tuy nhiên văn bản vẫn chưa được công báo chính thức trên Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ.
Nghị định 168 xử phạt giao thông đường bộ đã có chưa? (Hình từ Internet)
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chấp hành báo hiệu đường bộ:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
[...]
Theo đó, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Tín hiệu đèn giao thông
- Biển báo hiệu đường bộ
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ
Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 86 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định:
Điều 86. Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định
Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm sau đây:
1. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của đề nghị xây dựng nghị định, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
[...]
Theo đó, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm sau:
- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
- Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của đề nghị xây dựng nghị định, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng nghị định với hệ thống pháp luật.
- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có thể tổ chức lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến về các chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị định.
- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 56/2024/TT-BYT quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện?
- Đã có Nghị định 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước?
- Mẫu Diễn văn khai mạc đêm giao lưu văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ mới nhất năm 2025?
- Gen Beta là gì? Gen Beta từ năm nào? Gen Beta sinh năm nào được xem là người thành niên?
- Ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng?