Ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng?
Ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng?
Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Nghị định 177/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng? (Hình từ Internet)
Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ hưu trước tuổi:
Điều 3. Chế độ nghỉ hưu trước tuổi
1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi
a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định của cấp có thẩm quyền hoặc còn đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 hoặc thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
b) Tính đến ngày nghỉ hưu có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả thời gian tập sự, thử việc) để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu;
c) Có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
[...]
Theo quy định trên, điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi như sau:
[1] Là các đối tượng sau:
- Là cán bộ sau giữ chức vụ, chức danh chuyên trách do bầu cử theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhưng không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp:
+ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ chức vụ, chức danh thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy, ủy viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy cùng cấp.
- Công chức giữ chức vụ bổ nhiệm có thời hạn mà chức vụ đang giữ thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy (bao gồm cả các chức vụ, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, phường nơi thực hiện chính quyền đô thị; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã).
[2] Không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định của cấp có thẩm quyền hoặc còn đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nhưng thuộc trường hợp sau:
- Là đối tượng quy định tại [1] đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 30 tháng đến 60 tháng thì đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vì sắp xếp nhân sự cấp ủy, bản thân có nguyện vọng nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
- Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được cấp có thẩm quyền cho nghỉ công tác, nghỉ hưu theo Thông báo Kết luận số 20-TB/KL ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Bộ Chính trị.
[3] Tính đến ngày nghỉ hưu có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả thời gian tập sự, thử việc) để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu;
[4] Có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Điều kiện hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu:
Điều 4. Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Còn dưới 24 tháng công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu;
c) Có đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
[...]
Theo đó, điều kiện hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu như sau:
[1] Là các đối tượng sau:
- Là cán bộ sau giữ chức vụ, chức danh chuyên trách do bầu cử theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhưng không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp:
+ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ chức vụ, chức danh thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy, ủy viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy cùng cấp.
- Công chức giữ chức vụ bổ nhiệm có thời hạn mà chức vụ đang giữ thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy (bao gồm cả các chức vụ, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, phường nơi thực hiện chính quyền đô thị; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã).
[2] Còn dưới 24 tháng công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
[3] Có đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?