Doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi Doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán trong trường hợp nào? (Câu hỏi của chị Lan - Nha Trang)

Yêu cầu kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Kế toán 2015, yêu cầu kế toán được quy đinh như sau:

Thứ nhất: Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

Thứ hai: Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

Thứ ba: Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

Thứ tư: Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

Thứ năm: Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.

Thứ sáu: Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.

Doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị tiền tệ trong kế toán được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC, đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định như sau:

- Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán.

- Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn như sau cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu).

- Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

Tuy nhiên, khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

Ngoài ra doanh nghiệp phải thông báo việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trân trọng!

Kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S14-DNN sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S02b-DN sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, sổ kế toán có bắt buộc mở vào đầu kỳ kế toán năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán theo hướng dẫn của Bộ tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200 chi tiết, chuẩn xác 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế toán
Dương Thanh Trúc
306 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào