Khi nào thì cần phải báo giảm bảo hiểm xã hội? Cách thực hiện báo giảm bảo hiểm xã hội?
Khi nào thì cần phải báo giảm bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi có sự thay đổi về thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động cần phải báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội bằng văn bản.
Căn cứ theo Tiểu mục 1.3 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì người sử dụng lao động sẽ báo giảm lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);
- Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Tiểu mục 1.3 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì hồ sơ đề nghị báo giảm bảo hiểm xã hội như sau:
Đối với người lao động:
Nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chưa tra cứu được mã số bảo hiểm xã hội: Tờ khai tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội
Đối với người sử dụng lao động:
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Bảng kê thông tin.
Thủ tục thực hiện báo giảm bảo hiểm xã hội thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 1.3 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì việc báo giảm bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
Người lao động:
- Trường hợp đã có mã số bảo hiểm xã hội thì cung cấp mã số bảo hiểm xã hội cho đơn vị;
- Trường hợp chưa có mã số bảo hiểm xã hội: lập Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động:
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động;
- Bảng kê thông tin;
Bước 2: Người sử dụng lao động gửi các giấy tờ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hồ sơ báo giảm lao động;
Có thể gửi hồ sơ thông qua các cách sau:
- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Qua Bưu chính;
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ báo giảm tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm phải trả kết quả giải quyết cho người sử dụng lao động;
Bước 5: Người sử dụng lao động nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm và tiến hành giải quyết theo hình thức đã đăng ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?